Việc 12 thành viên gia đình làm quan: Người trong cuộc nói gì?

Trưởng phòng Nội vụ huyện nói rằng, chưa phát hiện sự không bình thường trong xã Hạ Sơn. Ảnh: Việt Hương.
Trưởng phòng Nội vụ huyện nói rằng, chưa phát hiện sự không bình thường trong xã Hạ Sơn. Ảnh: Việt Hương.
TP - “Từ trước giờ vẫn vậy, họ làm quan xã từ thời cha ông truyền nối đến nay chứ không riêng gì bây giờ. Từ một vài người, rồi kết thành thông gia, dâu rể và nay thì hơn một nửa ban chấp hành xã là người cùng nhà với nhau. Họ làm tốt, chúng tôi chưa thấy phiền hà”, hàng chục hộ dân tại xã Hạ Sơn (Quỳ Hợp - Nghệ An) nói như vậy về cả họ làm quan tại xã này.

Theo thống kê của xã Hạ Sơn, xã có 1.000 hộ dân, tương đương 4.100 khẩu (90% là người dân tộc thổ), nhưng chỉ 12 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng từ trước tới nay. Trong số đó, có 5 người tốt nghiệp ĐH chưa có việc làm thì 2 người là con của chủ tịch xã, 1 người là con của phó bí thư thường trực xã.

Chị Lê Thị Tuyết (47 tuổi) trú tại xóm Xuân Sơn (Hạ Sơn - Quỳ Hợp) nói: “Công bằng mà nói, một xã có tới 12 người là họ hàng, thông gia, dâu rể với nhau đều làm những chức vụ cốt cán trong xã thì sẽ gây tâm lý lo sợ cho dân khi nghĩ rằng có sự bao che, không minh bạch trong xử lý công việc cũng như kỷ luật. Tuy nhiên, ở xã này dân chưa thấy nặng nề vấn đề đó, họ quen rồi và cũng thấy không có vấn đề gì về việc không công bằng, văn minh trong đó”.

Đa số người dân xóm Xuân Sơn nói rằng, chuyện các cán bộ xã là “người một nhà” bình thường bởi họ có điều kiện để được học hành đến nơi đến chốn. Con cháu họ cũng được thừa hưởng đức tính hiếu học để phấn đấu về quê làm cán bộ. Cho nên hoàn toàn không thấy sự bất bình thường trong đó.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Hạ Sơn nói: “Toàn xã hiện nay vẫn còn 5 trường hợp tốt nghiệp ĐH ra trường mà chưa xin được việc làm. Trong số 5 người đó thì có 2 người là con tôi và 1 người con của đồng chí phó bí thư thường trực xã. Nếu chúng tôi mà tư lợi thì chí ít cũng bố trí được chỗ đứng tạm thời cho con cái của mình, thực tế các vị trí trong xã đã đủ định mức, không thiếu nên con chúng tôi cũng thất nghiệp mà đi tìm việc làm tại các địa phương khác cả năm nay chưa được”.

Toàn xã Hạ Sơn có 5 dòng họ chính thì cả 5 dòng họ này đều có thành viên kết giao thông gia qua lại với nhau. “Xã này từ năm 2010 đến nay được công nhận là xã trong sạch vững mạnh (2010 - 2015); 3 năm tiêu biểu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (2011-2015), được Đảng bộ huyện ủy xếp loại là Đảng bộ xã trong sạch vững mạnh…”, Bí thư Đảng ủy xã, ông Trương Văn An cho biết.

Anh Lê Văn Tài, xóm Xuân Sơn cũng chia sẻ: “Đến bây giờ chúng tôi mới biết là số anh em họ hàng, thông gia, dâu rể cùng làm trong một xã là 12 người chứ từ trước tới giờ, chúng tôi không quan tâm lắm bởi cán bộ xã ở đây rất tốt, công minh chứ không hà khắc hay bắt nạt ai cả”.

“Tôi đảm bảo rằng, từ trước đến nay qua nhiều đời cha ông đã từng làm quan ở xã này đều rất công minh. Việc gia đình là gia đình, việc xã hội là xã hội, không bao giờ có sự lẫn lộn hay bao che, ông Lê Văn Thanh nói.

Trưởng phòng Nội vụ huyện Quỳ Hợp, ông Hoàng Khắc Thanh nói rằng, có một sự thật mà không phải ai cũng biết và hiểu được về tính đặc thù của một xã vùng sâu, miền núi và khó khăn như Hạ Sơn đó là xã hoàn toàn cách biệt với bên ngoài đến 30 chục cây số đường rừng. 10 năm về trước, nếu cán bộ được luân chuyển về xã này thì chỉ có thể từ bỏ công việc chứ nhất định không chịu đến tiếp nhận. Cuộc sống chỉ mới sang trang từ năm 2014 đến nay bởi con đường Châu Thôn - Tân Xuân nối về trung tâm huyện được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.