Thành lập Hội đồng Quốc gia về giấy phép kinh doanh:

“Vòng kim cô” với giấy phép không hợp lý

“Vòng kim cô” với giấy phép không hợp lý
TP - Việc thành lập Hội đồng Quốc gia về giấy phép kinh doanh (Hội đồng) như quy định của dự thảo Nghị định về quản lý nhà nước đối với hệ thống giấy phép kinh doanh (Nghị định), đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các bên liên quan vì tính chất “nhạy cảm” của quy định này.

Có người cho rằng nếu thành lập thì hoạt động của Hội đồng có thể chồng lấn, trùng lặp với chức năng thẩm định của Bộ Tư pháp. Theo một quan chức Chính phủ, thay vì thành lập Hội đồng mới, nên củng cố, tăng cường năng lực của Bộ Tư pháp để Bộ này có thể thực hiện tốt hơn chức năng thẩm định theo quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hội đồng sẽ làm gì?

Dự thảo Nghị định về quản lý Nhà nước đối với hệ thống giấy phép kinh doanh, đề xuất thành lập Hội đồng Quốc gia về giấy phép kinh doanh để chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, đánh giá việc ban hành và thực hiện các quy định về giấy phép kinh doanh nhằm đảm bảo tính thống nhất, hợp lý, minh bạch, hiệu quả và hiệu lực của giấy phép kinh doanh trong quản lý nhà nước.

Ông Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) nhận xét: “ở đây cần xem Hội đồng có chức năng gì, chức năng đó có khả thi hay không, và liệu có phát sinh về biên chế, kinh phí hay không? Nếu Ban soạn thảo giải quyết được ba vấn đề đó thì sự ra đời của Hội đồng là cần thiết”.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Cung-Trưởng ban Kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW) - lại nói: Dự thảo Nghị định đã quy định Hội đồng giấy phép có hai điểm khác biệt so với một số hội đồng khác. Một là, một nửa số thành viên là đại diện của các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp.

Qua đó, góp phần đòi hỏi Hội đồng hoạt động thường xuyên và thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình. Hai là, Hội đồng có Ban thư ký với chuyên môn và kinh nghiệm, chuyên trách nghiên cứu, theo dõi, đánh giá môi trường kinh doanh nói chung và các quy định về giấy phép kinh doanh nói riêng. Hai đặc điểm nói trên sẽ tạo động lực và năng lực để Hội đồng hoạt động có hiệu quả và hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình.

Hiện có 3 phương án “đặt vị trí” của Hội đồng là: Bộ Tư pháp Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Được biết Ban soạn thảo Nghị định kiến nghị lựa cho phương án Hội đồng đặt trong Bộ KH&ĐT, Bộ trưởng Bộ này sẽ làm Chủ tịch Hội đồng.

Theo ông Trần Hữu Huỳnh, việc đặt Hội đồng ở đâu không quan trọng, vấn đề là đảm bảo được tính độc lập của Hội đồng, để Hội đồng có tiếng nói phản biện, giám sát đối với các tổ chức được phân công soạn thảo, ban hành các giấy phép kinh doanh.

“Chúng ta không sợ giấy phép nhiều hay ít, mà sợ những giấy phép không hiệu quả và không hợp lý. Vì vậy cần một cơ chế hội đồng có khả năng trở  thành vòng kim cô cho tình trạng ban hành giấy phép kinh doanh bừa bãi hiện nay”- Ông Huỳnh nói.  

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.