Vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong: Vì sao ông Dương nhiều lần 'thoát' kỷ luật?

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình ông Trương Quý Dương.
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình ông Trương Quý Dương.
TP - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cho biết, từ lúc phát hiện vi phạm đến khi cơ quan điều tra ra kết luận sai phạm, quyết định xử lý vi phạm vượt quá 2 tháng so với quy định nên không xử lý được. Đây là lý do ông Trương Quý Dương (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) chỉ một lần bị kỷ luật khiển trách.

Sửng sốt với lượng hóa chất tồn dư

Liên quan tới vụ việc 8 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình xảy ra một tháng trước, trưa 27/6, trao đổi với Tiền Phong, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình- ông Trần Nguyên Khánh cho biết, tới thời điểm hiện tại đơn vị vẫn chưa nhận được văn bản kết quả giám định thiết bị y tế tại bệnh viện này từ Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an mà chỉ được cơ quan điều tra công an tỉnh thông tin. Hiện, ông Trương Quý Dương vẫn đang tiếp tục thực thi quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày (lần 2 từ ngày 23/6) để kiểm điểm, phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ sự việc. Quyết định này sẽ tiếp tục được gia hạn cho tới khi cơ quan điều tra có kết luận. Khi đó, Sở sẽ có hình thức kỷ luật tiếp theo đối với ông Dương, ông Khánh nói.

Về thông tin giám định từ Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an, hàm lượng hóa chất Florua trong nước lọc thận tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình gấp 245 và 260 lần, ông Khánh tỏ ra sửng sốt. Ông Khánh cho biết, theo quy định nước dùng cho quá trình chạy thận nhân tạo cho phép hàm lượng Florua mức tối đa 0,2mg/l. “Thông thường, hàm lượng hóa chất này vượt gấp 2 lần mức quy định đã quá nguy hiểm, sẽ khiến bệnh nhân nhiễm độc và gây chết người. Hàm lượng này vượt hàng trăm lần như kết quả giám định thì cực kỳ nguy hiểm”, ông Khánh nhấn mạnh.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cũng cho hay, trước khi xảy ra sự cố, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình có trình Sở Y tế đề án thuê thiết bị y tế, cụ thể là máy lọc thận với Công ty Thiên Sơn. Tuy nhiên, việc trình đề án này theo quy định tại Thông tư 15 Bộ Y tế (năm 2014) thì Sở không phê duyệt đơn vị nào thực hiện việc cung cấp hóa chất, bảo trì thiết bị mà do bệnh viện tự đánh giá, ký kết hợp đồng.

Theo ông Khánh, sau khi xảy ra sự cố, Hội đồng chuyên môn có cuộc họp khẩn cấp và xác định việc kiểm tra, rà soát và đề xuất phương án bảo dưỡng thiết bị do ông Trần Văn Sơn -  cán bộ Phòng Vật tư thiết bị y tế đảm nhận, phối hợp với Cty Thiên Sơn và đơn nguyên Thận nhân tạo trong việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị. Tuy nhiên, Cty Thiên Sơn lại thuê Cty Trâm Anh thực hiện, dẫn đến sai sót trong quá trình xúc rửa thiết bị bằng hóa chất.

Việc bàn giao và tiếp nhận thiết bị, vật tư trước khi tiến hành sửa chữa ngày 28/5 là sai quy định. Việc giám sát quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nước RO số 2 chưa đảm bảo yêu cầu. Cụ thể, Sơn không giám sát đầy đủ các khâu sửa chữa, bảo dưỡng do Bùi Quốc Mạnh thực hiện mà chỉ nghe thông báo đã sửa xong qua điện thoại. Sau khi kết thúc sửa chữa, Sơn không lập biên bản bàn giao thiết bị trước khi đưa vào sử dụng. Đến khi xảy ra sự cố, Sơn và điều dưỡng Đỗ Thị Điệp cùng Bùi Quốc Mạnh đã lập biên bản bàn giao thiết bị để đối phó.

Giám đốc nhiều lần thoát “án” kỷ luật

Vị Giám đốc Sở Y tế cũng cho biết, trước khi xảy ra sự cố khiến 8 bệnh nhân chạy thận tử vong, ông Trương Quý Dương từng có nhiều sai phạm. Ngày 30/8/2010 Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình kết luận ông Dương trong thời gian làm giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi (1996-1998) có trách nhiệm trong việc để xảy ra vi phạm chế độ tiền lương và Pháp lệnh kế toán – thống kê. Thời gian làm Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình (2001-2002), ông Dương đã buông lỏng quản lý chi tạm ứng ở đơn vị. Thời gian làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (2003-2005), ông này có một số thiếu sót, khuyết điểm trong công tác quản lý , điều hành đơn vị. Theo đó, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Trương Quý Dương.

Nhận định về hình thức kỷ luật khiển trách, ông Khánh cho biết, thời gian từ lúc phát hiện vi phạm đến khi cơ quan điều tra ra kết luận sai phạm, quyết định xử lý vi phạm vượt quá 2 tháng so với quy định nên không xử lý được. “Đây là lý do ông Trương Quý Dương chỉ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách”.

Theo ông Khánh, quy trình bổ nhiệm giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh rất chặt chẽ. Ưu tiên số một là sự tín nhiệm. Sau khi bình bầu, bỏ phiếu tại cơ sở, kết quả được trình lên Sở Y tế xem xét về chuyên môn, nhận thức chính trị, năng lực quản lý sau đó trình lên Sở Nội vụ thẩm định và cuối cùng gửi lên Ban cán sự UBND tỉnh duyệt. Ông Trương Quý Dương có bằng tiến sỹ y tế công cộng (quản lý nhà nước), nghiệp vụ chữa bệnh không giỏi. Tuy nhiên, vai trò của giám đốc bệnh viện chú trọng năng lực quản lý, điều hành. Hơn nữa, thời điểm đó, ông Dương có nhiều bằng cấp so với các bác sỹ khác. Do đó ông Dương vẫn được bổ nhiệm, tái bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.