Xử lý nghiêm chủ hồ chứa xả lũ không đúng quy trình

Xử lý nghiêm chủ hồ chứa xả lũ không đúng quy trình
TP - Ngày 2/12, tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu xử lý nghiêm các chủ hồ chứa xả lũ không đúng quy trình, gây thiệt hại cho hạ du.

Theo Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, các đợt mưa lũ trong tháng 10, đầu tháng 11/2016 vừa qua ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã làm 65 người chết và mất tích, trên 19.100 nhà bị ngập nước, gần 22.200 ha lúa bị ngập, hư hại... Tổng thiệt hại về vật chất ước tính trên 7.200 tỷ đồng.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã xuất cấp hơn 4.400 tấn lương thực, 400.000 viên Cloramin B, 200 cơ số thuốc hỗ trợ 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Các bộ ngành đã trình Chính phủ hỗ trợ 305 tỷ đồng cho 14 tỉnh bị thiệt hại trong 2 đợt lũ vừa qua và 2.016 tấn lúa giống, 325 tấn ngô, 58 tấn rau.

Đến nay, sau 2 đợt mưa lũ vừa qua, các hồ chứa thủy lợi khu vực miền Trung đều đầy nước. Thời điểm cao nhất đã có 49 hồ chứa có cửa van khu vực miền Trung phải xả tràn, tuy nhiên lưu lượng xả nhỏ so với lưu lượng xả lũ thiết kế.

Trong khi đó, hầu hết các hồ chứa thủy điện cũng đạt 80-90% dung tích thiết kế. Thời điểm cao nhất đã có 29 hồ phải xả lũ, một số hồ chứa xả lũ với lưu lượng lớn nhất đạt trên 11.000 m3/s (hồ sông Ba Hạ, tỉnh Phú Yên).

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành phải chủ động phối hợp địa phương điều tra, nhận dạng “vết lũ”; đánh giá ảnh hưởng, tác động tới đời sống, cơ sở hạ tầng vùng hạ du của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi trong 2 đợt lũ vừa qua. Cùng đó, đẩy nhanh việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du của các hồ chứa làm cơ sở rà soát, điều chỉnh bổ sung các phương án ứng phó với mưa, lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh các quy định, xây dựng các cơ chế cụ thể và làm rõ trách nhiệm về quy trình xả lũ giữa chủ hồ và chính quyền địa phương. Với các chủ hồ không tuân thủ quy trình vận hành xả lũ, không trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du sẽ bị xử lý nghiêm. 

Các địa phương chủ động xây dựng lắp đặt các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn; bố trí, sắp xếp lại khu dân cư, đảm bảo an toàn tính mạng người dân… Trước mắt, các địa phương huy động mọi nguồn lực tiếp tục hỗ trợ người dân vùng thiên tai sớm ổn định cuộc sống.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.