Xử phạt vượt đèn vàng: Nên 'gỡ' bớt đèn cho đỡ... nặng cột?

Tín hiệu đèn vàng.
Tín hiệu đèn vàng.
TPO - Trước ý kiến của TS. Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc xử phạt 'vượt đèn vàng như đèn đỏ' là không phù hợp, nhiều độc giả cho rằng, nếu coi đèn vàng như đỏ thì nên bỏ bớt đèn cho đỡ... nặng cột (?!).

Theo Nghị định 46/2016 của Chính phủ, từ ngày 1/8 sẽ xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn vàng. Cụ thể, phạt tiền từ 400.000 đồng đối với xe mô tô, xe gắn máy… và 2.000.000 đồng đối với ô tô.

Liên quan đến việc xử phạt đèn vàng, TS. Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng, việc lái xe cơ giới vượt đèn vàng sẽ bị CSGT xử phạt như vượt đèn đỏ là không phù hợp với Luật Giao thông đường bộ 2008 và không đúng với ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn vàng.

Cụ thể, khoản 3 điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định tín hiệu đèn giao thông có 3 màu với các ý nghĩa như sau: Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Như vậy, người lái xe có thể đi qua vạch dừng khi đèn tín hiệu màu vàng là đúng luật, tín hiệu màu vàng chỉ cảnh báo cho lái xe nhanh chóng dừng lại trước vạch dừng vì sắp có tín hiệu đèn màu đỏ chứ không cấm người lái xe chạy qua vạch dừng.

Ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn tín hiệu màu vàng được xác định như sau: Khi lái xe đến nút giao phát hiện có tín hiệu đèn màu vàng sẽ nhanh chóng đạp phanh để dừng lại trước vạch dừng. 

Ô tô không dừng được ngay mà phải di chuyển một đoạn đường là quãng đường phanh. Chiều dài quãng đường phanh phụ thuộc vào loại ô tô, chất lượng hệ thống phanh, tình trạng mặt đường và khả năng phản ứng của lái xe.

Đồng tình với ý kiến của TS. Khương Kim Tạo, độc giả Hoàng Kim Trọng, email: trongphanthiet@... cho rằng: "Những quy định, nghị định cần thực tiễn và khoa học. Những văn bản không phù hợp nên sửa ngay. Nếu thấy cần phải áp dụng lỗi phạt đèn vàng thì Luật nên để đèn tín hiệu giao thông chỉ cần hai màu xanh và đỏ".

Theo độc giả Đăng Thuận, email: Dangthuan1971@... : "Phạt đèn vàng là vô lý. Nếu thế sinh ra đèn vàng làm gì? Đèn vàng để báo hiệu sắp có đèn đỏ cấm vượt qua. Nếu đèn xanh xe đang chạy đột ngột chuyển sang đèn vàng mà bị phạt thì lái xe phanh gấp quá nguy hiểm".

Độc giả Đức Hưng, email: nguyenhungajc@... táo bạo đề xuất: "Nếu coi đèn vàng như đỏ thì tháo 1 trong 2 đèn xuống cho đỡ nặng cột". Độc giả Trọng Sang, email: Trongsangvietree@... cũng có cùng quan điểm: "Vậy theo mình thì bỏ luôn tín hiệu đèn vàng đi chứ nó còn ý nghĩa gì nữa đâu vì đèn vàng giờ cũng như đèn đỏ rồi".

Còn theo độc giả Tuấn, email Tuan@...: Đèn xanh là đi, đèn đỏ là dừng, đèn vàng là cảnh báo. Vì phanh dừng xe cũng cần phải có thời gian tránh phanh đột ngột nguy hiểm và bị xe đi sau đâm nên ở nước ngoài họ quy định là khi đèn vàng nhấp nháy vài giây thì xe còn cách vạch dừng 4-5 thân xe, tức khoảng 10-20 mét (tùy tốc độ và đường đông hay vắng) được vượt luôn. Xe mà cách vạch trên 20 mét buộc phải phanh dừng. Lái xe phải tự điều chỉnh để khi đèn đỏ xuất hiện mà xe chưa vượt quá 2/3 ngã tư thì coi như phạm lỗi.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Trọng Hoàn

Nếu đèn vang cũng như đèn đỏ thỉ cột tín hiệu chỉ cần một loại đèn đó là đèn đỏ. Nếu đèn đỏ thì dừng còn không đỏ thì đi, cần gì phải 3 màu

Thích Trả lời

Lê Thanh Hoàng Vũ

Đèn vàng là báo hiệu đi chậm, cẩn thận quan sát chờ tín hiệu kế tiếp báo dừng hay được đi (đỏ và xanh), do đó, không thể đưa mức phạt đèn vàng vào xử phạt và cùng mức phạt như đèn đỏ, quá máy móc, cồng kềnh, rườm rà và thiếu khoa học. Bộ luật giao thông chúng ta nên nghiên cứu và cân nhắc kĩ trước khi đưa vào áp dụng phải có sự đồng tinh của người dân.

Thích Trả lời

Trần Nam

Theo luật như hiện nay thì đèn đỏ cấm đi, đèn xanh thì được đi. Như vậy, có thể thay cột báo hiệu một bảng lớn duy nhất. Khi nào bảng sáng đèn thì được đi, Khi nào tắt thì dừng. Bảng hiệu này có thể giúp cho người mắc bệnh mù màu có thể có được bằng lái xe để tham gia giao thông.

Thích Trả lời

Trần

Tôi đồng ý quan điểm nếu coi đèn vàng như đèn đỏ thì gỡ 1 trong 2 cái đi cho đỡ tốn kém và nặng cột

Thích Trả lời

Thúy

Đèn vàng rất cần thiết. Đèn vàng dùng để báo hiệu giảm tốc độ chuẩn bị dừng hẳn vì đèn đỏ. Nếu không có đèn vàng khi đèn bật đỏ phải ngừng xe đột ngột sẽ rất nguy hiểm do xe sau dồn tới. Có nhiều người thay vì giảm tốc độ khi có đèn vàng lại tăng tốc vượt qua đường. Phạt nặng là đúng.

Thích Trả lời

Công Luận

Đồng ý với bạn Hoàng Bình chỉ cần một đèn xanh là đủ, khi đèn xanh tắt là tất cả phải dừng lại. Đỡ tốn rất nhiều lại nhẹ cột.

Thích Trả lời

Lê Thanh Hoàng Vũ

Theo tôi đèn vàng vẫn được đi bình thường khi mật độ xe tham gia giao thông không còn nhiều (Hết giờ cao điểm) như vậy sẽ giảm được ùn tắt giao thông, giảm khí thải và tiết kiệm được nguồn điện cho Quốc gia rất lớn. Đèn đỏ và đèn xanh hoạt động khi mật độ xe tham gia giao thông rất đông (Giờ cao điểm) như vậy người tham gia giao thông dễ hiểu, ý thức và chấp hành sẽ tốt hơn.

Thích Trả lời

nguyễn bé

Việc sử phạt đèn vàng là không hợp lý. Khi đang đi thẳng, muốn rẽ thì có tín hiệu, chớ đâu có quẹo ngắn được đâu, khi dừng xe phải có tín hiệu đèn báo trước, đâu phải xe trên bàn cờ tướng đâu mà dừng đột ngột.

Thích Trả lời

Hoahoa

Do ý thức người dân mà ra thôi, nước ngoài đèn vàng người ta dừng hết rồi, trước đây đèn vàng mọi người cứ chạy tại sao không nói gỡ bỏ đèn vàng chỉ để 2 đèn xanh đỏ chạy và dừng

Thích Trả lời

An Toan Giao Thông

Bác quá thông minh ý kiến này làm hàng nghìn tỷ cho dân mình đấy bác.

Thích Trả lời

Võ Quang Â

Rất là vô lí.

Thích Trả lời

Đại Việt

Trên thế giới này chỉ có ở Việt Nam phạt vượt đèn vàng !

Thích Trả lời

Hoàng Bình

Theo tôi là nếu vô hiệu đèn vàng thì chỉ nên để lại 1 đèn duy nhất là đèn xanh để được đi khi đèn xanh bật sáng còn khi nó tắt, mọi phương tiện cơ giới phải dừng, trừ xe đạp vì luật không phạt xe đạp ! Hỡi ơi...

Thích Trả lời

Minh Quang

Chương trình thời sự VTV đã có phóng sự phân tích về đèn vàng, cơ sở hạ tầng giao thông của nước ta còn kém, tổ chức giao thông chưa tốt. Không nên phạt lỗi vượt đèn vàng. Nếu bắt lỗi nhỏ vậy thì người thực thi pháp luật phải công tâm, đèn đóm phải có đồng hồ đếm rõ ràng. Tránh hiện tượng tiêu cực, đục nước béo cò.

Thích Trả lời

Kiến Thức

Ngã ba Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên tại Hà Nội người ta lắp đèn ngã tư vào đó nên suốt ngày ùn tắc ở hướng đi thẳng Hoàng Quốc Việt. Do trình độ hay không có đèn phù hợp thì cần cắm biển "Đèn đỏ được phép đi thẳng" cho dân đỡ khổ.

Thích Trả lời

Nguyễn Đức quân

Tôi đồng ý nếu đèn vàng phạt như đèn đỏ thì bỏ quách cho xong đỡ tốn thêm ngân sách mà lại lắm đèn cho rối ra. Nhìn luật nước ngoài mà thấy mình buồn !

Thích Trả lời

Thanh Hải

Chính xác. Chúng ta phải phát triển giao thông và thông minh hơn các nước khác là bỏ đèn xanh và đèn vàng để đỡ tốn chi phí bảo dưỡng, tiền điện và chi phí sắm đèn mới. Tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Thích Trả lời

Trần sỹ

Tôi thấy bên Nhật khi người điều khiển giao thông tốc độ nhanh gần đến vạch dừng dù đèn vàng vẫn đòi tiếp có sao đâu.

Thích Trả lời

ha

Theo tôi nên bỏ đèn vàng và cả đèn xanh, chỉ còn đèn đỏ thôi. Khi không có đèn đỏ thì được đi, khi có đèn đỏ thì dừng lại, như thế cho nhẹ cột.

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Các hồ lớn ở phường Định Công đang bị 'biến dạng'

Các hồ lớn ở phường Định Công đang bị 'biến dạng'

TPO - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo xử lý nghiêm việc lấn chiếm hồ Đầm Bông (phường Định Công). Thế nhưng theo ghi nhận, các công trình vi phạm quanh hồ không giảm mà còn tăng thêm. Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 10110/VP-NNMT về xử lý phản ánh của báo chí về tình trạng san lấp ao hồ và xây dựng nhiều công trình có dấu hiệu trái phép trên đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn phường Định Công