Lại phạt xe không chính chủ

Lại phạt xe không chính chủ
TPO - Hôm nay 15/4, vấn đề nhiều người quan tâm nhất thời gian qua, xử phạt xe không chính chủ, lại bắt đầu được áp dụng.

>Từ hôm nay, phạt xe không chính chủ

15/4, Thông tư 11 của Bộ Công an về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ" chính thức có hiệu lực. Trong đó tất nhiên vấn đề được người dân quan tâm nhất vẫn là việc xử phạt xe không sang tên khi chuyển nhượng, hay còn gọi là xe không chính chủ.

Như vậy, sau nhiều lần trì hoãn do không có được sự đồng tình của người dân, việc xử phạt xe không chính chủ lại tiếp tục được thực hiện.Tuy nhiên, cảnh sát giao thông sẽ không được dừng xe đang đi trên đường, để kiểm soát, xử lý hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.

Khoản 2 Điều 9 Thông tư 11 chỉ quy định, xử phạt trường hợp quá hạn kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe mà không làm thủ tục sang tên.

Cụ thể, thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; nếu công an phát hiện người mua hoặc người bán không làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe theo quy định tại Thông tư của Bộ Công an quy định về đăng ký xe trong thời gian 30 ngày sẽ bị xử phạt 800.000 - 1.200.000 đồng (với mô tô, xe máy) và 6 - 10 triệu đồng (với ô tô). 

Như vậy, có thể hiểu chỉ có những trường hợp có giấy tờ chuyển nhượng viết tay nhưng chưa đi làm thủ tục sang tên đổi chủ mới bị xử phạt.

Tuy vậy, người dân cũng chưa thể an tâm. Lần trước, dù chưa có văn bản hướng dẫn, nhưng lực lượng CSGT vẫn tiến hành xử phạt một số trường hợp xe không chính chủ.

Với xe máy, với rất nhiều chiếc trong diện không thể tiến hành sang tên đổi chủ, đặc biệt là xe cổ, xe cũ đã qua quá nhiều lần đổi chủ. Đây là việc khó khăn cho người dân, đặc biệt những người sử dụng xe cũ thường là những người dân lao động và không thể xác minh chính chủ để làm thủ tục sang tên.

Đối với ô tô, với việc phí trước bạ cho xe đăng ký lần thứ 2 giảm xuống chỉ còn 2%, việc sang tên đổi chủ trở nên dễ dàng và bớt tốn kém hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua xe cũ trở thành chính chủ.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.