Lịch sử 50 năm động cơ phẳng Porsche

Lịch sử 50 năm động cơ phẳng Porsche
TPO – Porsche luôn tự hào với những gì hãng xe sang này làm được, đặc biệt là với động cơ thiết kế phẳng cho dòng xe 911 trong 50 năm qua, suốt từ năm 1963 cho đến nay.

> Động cơ 6 xi-lanh phẳng của Porsche nhận giải ‘Động cơ của năm’

Tại buổi ra mắt thế giới tại Frankfurt Motor Show (IAA) vào năm 1963, 911 được biết đến là phiên bản 901 sử dụng động cơ 6 xi-lanh phẳng sinh ra công suất 130 mã lực và số vòng tua là 6.100 vòng/phút.

Động cơ 6 xi-lanh phẳng 2.0 lít; Porsche 911; 1963
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 2.0 lít; Porsche 911; 1963.
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 2.0 lít; Porsche 911; 1964
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 2.0 lít; Porsche 911; 1964.

Sự thành công của chiếc xe thể thao mới này nhanh chóng làm cho khách hàng muốn động cơ được tăng thêm sức mạnh. Điều này thôi thúc Porsche cho ra mắt 911 S vào năm 1967 với 160 mã lực và số vòng tua 6.600 rpm/phút, đây là mẫu xe cơ sở sớm được phát triển thành 911 L và sau đó là 911 E. Tại thời điểm đó, các kỹ sư đặc biệt tự hào rằng tuổi thọ động cơ không bị ảnh hưởng mặc dù sức mạnh động cơ được tăng cường với tỷ lệ công suất - dung tích là 80 mã lực trên mỗi lít.

Porsche 911 S 2.0 Coupé; 1968
Porsche 911 S 2.0 Coupé; 1968.

Dòng xe 911 không chỉ tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới dựa trên hiệu suất hiệu quả, mà còn về sự tiến bộ công nghệ. Năm 1968, Porsche giới thiệu mẫu xe thể thao với hệ thống kiểm soát khí thải cho thị trường Mỹ. Một đặc điểm đặc trưng của hệ thống này là: Porsche có thể đáp ứng các yêu cầu quy định về khí thải của Mỹ, bao gồm những quy tắc nghiêm ngặt nhất ở California mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ và bảo đảm sự thoải mái khi vận hành. Lượng khí thải độc hại đã được kiểm soát bởi sự tuần hoàn khí thải trong ống dẫn và các bộ phận phản ứng nhiệt. Porsche là công ty đầu tiên ở châu Âu cài đặt các thiết bị đo lực để kiểm nghiệm khí thải.

Vào mùa thu năm 1968, Porsche giới thiệu công nghệ phun xăng cơ với bơm 6 pít-tông. Ngoài việc tăng dung tích động cơ, công nghệ này cũng giúp động cơ tăng cường sức mạnh và mô-men xoắn.

Năm 1969, động cơ 6 xi-lanh lần đầu tiên xuất hiện với dung tích 2.2 lít, và được nâng cấp lên 2.4 lít hai năm sau đó. Động cơ này được sử dụng đầu tiên cho dòng xe 911 S với 180 mã lực và sau đó nâng cấp lên 190 mã lực.

Năm 1971, tỉ số nén động cơ được giảm để tất cả dòng xe 911 có thể sử dụng xăng thông thường trên toàn thế giới.

Qua việc hợp tác chặt chẽ với Bosch, Porsche đã phát triển công nghệ K-Jetronic - một hệ thống phun nhiên liệu liên tục cải tiến được giới thiệu lần đầu tiên trong các mẫu xe cua Mỹ vào năm 1972.

Năm 1973, tất cả các động cơ trong thế hệ 911 được chỉ định là "G models" đã được chuyển đổi thành động cơ 2.7 lít. Porsche đã chứng minh một lần nữa rằng mặc dù là xe thể thao nhưng vẫn thân thiện với môi trường thông qua việc sử dụng xăng không chì thông thường.

Năm 1974, một huyền thoại xuất hiện lần đầu tiên: Porsche giới thiệu 911 Turbo, xe thể thao đầu tiên được trang bị bộ tăng áp. Đối với dòng xe này, nhóm kỹ sư đã áp dụng kinh nghiệm sử dụng động cơ tăng áp từ xe thể thao vào sản xuất hàng loạt. Động cơ dựa trên động cơ của 911 Carrera RS 3.0 lít với 260 mã lực và mô-men xoắn 343 Nm, giúp xe đạt tốc độ tối đa hơn 250 km/h.

Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.0 lít turbo; Porsche 911 Turbo (930); 1975
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.0 lít turbo; Porsche 911 Turbo (930); 1975.
Porsche 911 S 2.7 Targa (liên kết) và 911 Turbo 3.0 (G-series); 1976
Porsche 911 S 2.7 Targa (liên kết) và 911 Turbo 3.0 (G-series); 1976 .

Sự phát triển tiên tiến của động cơ 6 xi-lanh kết hợp với công nghệ kiểm soát khí thải tiên tiến đã tiếp thêm sức mạnh qua nhiều giai đoạn lịch sử. Năm 1980, Porsche xây dựng hệ thống động cơ phẳng đầu tiên với các thiết bị chuyển đổi xúc tác theo quy định. Ba năm sau đó, Porsche giới thiệu một thế hệ động cơ hút khí tự nhiên mới với dung tích 3.2 lít và các thiết bị điện tử kỹ thuật số. Đó chính là tất cả các động cơ hiện nay được thiết kế cho xe sử dụng xăng không chì thông thường. Mặc dù loại nhiên liệu này không có sẵn ở nhiều nước châu Âu, nhưng động cơ được thiết kế mang tính linh hoạt.

Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.2 lít; Porsche 911 Carrera 3.2 (G-series); 1984
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.2 lít; Porsche 911 Carrera 3.2 (G-series); 1984.

Năm 1988, Porsche đã có những cải tiến với chu kỳ của động cơ đốt trong và phát triển một đầu xi-lanh với hai đầu đánh lửa trong mỗi buồng đốt.

Sự ra đời của 993 là dấu mốc đáng nhớ khi là nó là thế hệ cuối cùng của dòng xe 991 sử dụng động cơ phẳng làm mát bằng không khí. Động cơ 3.8 lít này sinh ra công suất 300 mã lực được sử dụng cho 911 Carrera RS vào năm 1995.

Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.6 lít hỗ trợ van biến thiên VarioCam; Porsche 911 Carrera 3.6 (993); 1995
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.6 lít hỗ trợ van biến thiên VarioCam; Porsche 911 Carrera 3.6 (993); 1995.
Động cơ 6 xi-lanh phẳng turbo 3.6 lít; Porsche 911 Turbo (993); 1996
Động cơ 6 xi-lanh phẳng turbo 3.6 lít; Porsche 911 Turbo (993); 1996.

Năm 1996, động cơ 6 xi-lanh phẳng làm mát bằng nước đầu tiên của Porsche ra mắt thế giới. Động cơ của dòng xe mới Boxster đánh dấu bước đột phá trong lịch sử phát triển của các động cơ 6 xi-lanh phẳng của Porsche tại buổi ra mắt thế giới vào năm 1996. Lần đầu tiên, Porsche sử dụng một động cơ làm mát bằng nước có dung tích 2,5 lít với công suất 204 mã lực. Thoát khỏi những hạn chế của động cơ 6 xi-lanh làm mát bằng không khí, các nhà phát triển đã tạo ra một đầu xi-lanh với hai trục cam và bốn van cho mỗi xi-lanh trên động cơ mới.

Có một phiên bản giới hạn của 911 GT2, có nguồn gốc từ xe thể thao, sở hữu động cơ 3.6 lít với 430 mã lực được phát triển đầu tiên với sự kết hợp của hai thiết bị tăng áp và sau đó nâng lên 450 mã lực vào năm 1998. 911 Turbo cũng áp dụng khái niệm Biturbo và một cải tiến quan trọng mới là hệ thống giám sát khí thải OBD II. Động cơ 408 mã lực hiện tại vẫn dựa trên động cơ hút khí tự nhiên 3.6 lít, nhưng nó đã được sửa đổi rất rộng rãi và được xem là một thiết kế độc lập.

Động cơ 6 xi-lanh phẳng 2.5 lít; Porsche Boxster (986); 1997
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 2.5 lít; Porsche Boxster (986); 1997.
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.4 lít; Porsche 911 Carrera 3.4 (996); 1998
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.4 lít; Porsche 911 Carrera 3.4 (996); 1998.

Một năm sau đó, dòng xe 996 ra đời cũng sử dụng động cơ làm mát bằng nước 3.4 lít với cấu trúc ngắn và phẳng hơn so với dòng xe trước đó. Với 300 mã lực, động cơ vận hành với vòng quay cao hơn so với phiên bản trước. Ngoài ra, trục cam nạp có thể điều chỉnh, và khái niệm điều chỉnh thời gian van biến thiên VarioCam được định nghĩa rõ hơn.

Hai năm sau đó, hệ thống này đã được bổ sung với sự điều chỉnh nâng van, và kể từ đó nó đã được đặt tên là VarioCam plus. Tuy nhiên, các đặc tính quan trọng của nó không thay đổi: 6 xi-lanh, 7 trục khuỷu chịu lực, hai bánh đà và một khung máy chia theo chiều dọc. 911 Turbo cũng đã được thay đổi với động cơ làm mát bằng nước, đồng thời sử dụng động cơ mới với 420 mã lực vào năm 2000.

Một lần nữa, công suất và dung tích động cơ đã được nâng cấp trong suốt một khoảng thời gian, vào khoảng giữa thập niên 2000, các động cơ phẳng với dung tích 3.6 lít và 3.8 lít với 355 mã lực được bổ sung thêm.

Năm 2008, dòng xe 911 Carrera và 911 Carrera S sử dụng các động cơ có cùng dung tích được trang bị hệ thống phun xăng trực tiếp với 345 mã lực và 385 mã lực. Boxter và Cayman cũng sử dụng các động cơ này.

Từ năm 2008, việc tinh giản động cơ để cải thiện hiệu quả nhiên liệu là xu hướng chung đối với các kỹ sư. Dựa trên kiến thức tích lũy, Porsche đã phát triển công nghệ mới cho các dòng xe 991, được giới thiệu vào năm 2011. Ví dụ, động cơ phẳng với công suất 350 mã lực của 911 Carrera có dung tích 3.4 lít thay vì 3.6 lít. Động cơ với 400 mã lực của Carrera S vẫn giữ dung tích 3.8 lít.

Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.8 lít; Porsche 911 Carrera S (991); 2011
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 3.8 lít; Porsche 911 Carrera S (991); 2011.
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 2.7 đến 3.4 lít ; Porsche Boxster/Cayman (981); 2012/2013
Động cơ 6 xi-lanh phẳng 2.7 đến 3.4 lít ; Porsche Boxster/Cayman (981); 2012/2013.

Hai dòng: 991 Carrera và 911 Carrera S minh họa cho việc dòng xe 991 được phát triển thành một gói hoàn chỉnh với mức hiệu quả nhiên liệu tối đa. Với tỷ lệ giữa trọng lượng xe và công suất là 3.5 kg cho mỗi mã lực, 911 Carrera S xếp hạng cao nhất về khía cạnh này. Theo mức tiêu thụ nhiên liệu NEDC, 911 Carrera tiêu hao 8.2 lít/ 100 km (194 g/km CO2) và đối với 911 Carrera S là 8.7 lít/ 100 km (205 g/km CO2) – 2 dòng xe được trang bị hệ thống truyền động PDK, đây là những giá trị suất sắc trong việc đánh giá hiệu quả nhiên liệu cho các động cơ.

Trong phân khúc của dòng xe roadster và coupe hai chỗ, Boxster và Cayman ra mắt với các lợi thế tích cực tương tự dẫn đến giải thưởng công nhận "Động cơ của năm" cho động cơ 2.7 lít. Động cơ của Boxster sinh ra công suất 265 mã lực với mức tiêu thụ nhiên liệu giống với động cơ của Cayman. Boxster S và Cayman S được trang bị phiên bản động cơ 3.4-lít, 315 mã lực cho roadster và 325 mã lực cho coupe thể thao. Đều được trang bị hộp số PDK, cả hai động cơ kết hợp mức tiêu thụ nhiên liệu theo tiêu chuẩn NEDC là 8.0 lít/ 100 km (188 g/km CO2).

Porsche có một phương châm rõ ràng: động cơ 6 xi-lanh phẳng không phải là một động cơ của ngày hôm qua. Nó là nền tảng cho sự phát triển của động cơ thể thao hiệu quả cho ngày mai.

Tô Tùng
Theo Porsche

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.