Những chàng 'Beat beat'

Những chàng 'Beat beat'
Không như các trào lưu mới đang thịnh như free running (chạy tự do), skate board (ván trượt) … thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, trào lưu beatbox (chiếc hộp nhịp điệu) khá kén người chơi. Không ít lính mới ti toe vào tập mấy hôm đã “ bỏ của chạy lấy người”.
Những chàng 'Beat beat' ảnh 1
Ảnh minh họa

Để luyện được ba âm cơ bản như kick drum, snare drum, cymbal hay hi - hat (đặt tên theo âm thanh của dàn trống) có thể bạn sẽ phải mất từ vài ngày đến vài tháng, và thậm chí mất hàng năm để đạt tới một ngưỡng nào đó của beatbox.

Phần lớn các tay thạo beatbox Việt Nam đều theo những rapper, writer, dancer… chứ chẳng qua một trường lớp đào tạo nào. Một khi đã bị mê hoặc bởi loại hình này, các bạn tự mày mò tìm học trên mạng, hoặc bạn bè chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Là một trong những beatboxer đầu tiên của Việt Nam, Khoa Krazinoize cho biết: “Để trở thành một beatboxer giỏi, bạn phải biết tạo âm một cách chính xác, kỹ thuật độc đáo và khả năng làm chủ sân khấu tốt.

Điều quan trọng  nhất là nhịp. Việc nắm bắt được nhịp là một yếu tố quyết định thành công cho dân tập beatbox. Vì beat trong beatbox nghĩa là nhịp. Một khi bạn không thể tạo được nhịp thì điều đó nói rằng bạn chưa phải là beatboxer”.

Những chàng 'Beat beat' ảnh 2
Ảnh minh họa

Bạn An - beatboxer chia sẻ: “Lúc mới tham gia vào bộ môn này, mình chưa tạo được những âm thanh chính xác nên thường hay bắt gặp ánh mắt khó chịu từ những người xung quanh”.

Để vượt qua được tất cả những điều đó, các beatboxer phải biết mỉm cười chấp nhận sự khó chịu ban đầu, cố gắng tìm tòi, trau dồi khổ luyện mới có thể mong mang đến những âm thanh mới lạ và độc đáo.

Hiện nay các clip về bộ môn này được truyền tay rộng rãi trong cộng đồng mạng. Niềm vui của các beatboxer khi nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình, sự khích lệ của khán giả khi trình diễn là chất men giúp beatboxer phấn chấn và thể hiện tốt nhất những màn biểu diễn độc đáo của mình.

Mỹ Tiên
Theo Sinh viên Việt Nam

Minh - một beatboxer, chia sẻ: “Để theo đuổi môn nghệ thuật này, mình phải tập luyện không ngừng. Lúc lái xe, đi dạo, ở nhà… lúc nào miệng mình cũng hoạt động với âm thanh beat … beat. Nếu lười bỏ tập một hôm là thấy khó khăn ngay".

Từ thập niên 1970, người Pháp kết hợp dòng nhạc acapella, blue và jazz với những giai điệu của người châu Phi tạo nên một loại hình mới: Nghệ thuật tạo nhạc bằng miệng - beatbox.

Đây là sự mô phỏng âm thanh của tiếng trống, guitar điện, giả lập tiếng xước đĩa của DJ (scratch) thậm chí cả những kỹ thuật “khó nhằn” như vừa trống vừa hát, vừa đàn vừa hát…. Môn nghệ thuật này được phổ cập khá rộng rãi và được coi là yếu tố thứ 5 của hiphop.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.