Thi đại học trên xe lăn

Thi đại học trên xe lăn
TPO – Đó là thí sinh Nguyễn Thùy Chi, cô gái bị bại não bẩm sinh, liệt cả hai tay hai chân đăng ký thi vào khoa Văn – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Thùy Chi đến trường thi bằng xe lăn với sự giúp đỡ của bác ruột và các sinh viên tình nguyện.

Bố mẹ em chia tay khi lên Thùy Chi mới ba tuổi, từ đó cô sống với bố và ông bà nội. Bố Chi từng là công nhân đường sắt, nhưng do bị thận mãn tính nên phải về hưu non, tranh thủ những lúc khỏe thì đi làm lao động tự do, ai thuê gì làm nấy. Ông bà nội già yếu, từ nhỏ Chi chủ yếu sống nhờ sự đùm bọc của họ hàng nhà nội.

Ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Thùy Chi đã nỗ lực không ngừng, vượt qua số phận, bệnh tật để học tập. Suốt quá trình đi học cấp một đến cấp ba, em nhờ bạn ghi bài hộ rồi về nhà đọc lại. Lên cấp ba, em liên tục là học sinh tiên tiến trong ba năm liền. Nguyễn Thùy Chi cũng là một cây văn nghệ của trường với nhiều bài thơ do em sáng tác , một trong số đó đã được giáo viên trong trường của em phổ nhạc.

Được tốt nghiệp cấp ba đặc cách với bằng khá, Thùy Chi dự thi vào khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Chi tâm sự: “Em muốn thực hiện ước mơ làm biên tập viên tạp chí văn học hoặc Viện nghiên cứu Văn học để đỡ gánh nặng cho gia đình và khẳng định sự vươn lên của những người có hoàn cảnh đặc biệt vẫn có thể sống có ích!”.

Trao đổi với Tiền Phong Online, ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Thí sinh đặc biệt, gọi là đặc biệt vì em bị liệt hai chân, hai tay!

Để em được thi trường đã tổ chức một phòng thi đặc biệt có một thí sinh và ba giám thị, một giám thị sẽ đọc đề, em sẽ làm bài bằng miệng, sau đó có người chép toàn bộ bài thi cho em, sau khi chép, kết thúc xong thì đọc lại bài cho em soát. Toàn bộ quá trình làm bài được ghi âm ghi hình lưu lại để đảm bảo tính công bằng, khách quan!”.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.