Những đôi trẻ dựng làng ở rừng

Lê Phúc Tuấn bên cơ ngơi của mình Ảnh: H.L
Lê Phúc Tuấn bên cơ ngơi của mình Ảnh: H.L
TP - Những cánh rừng nghèo kiệt ở huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hoá) đang đổi màu xanh ngút ngàn nhờ sức trẻ của các đôi trai gái ở làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) Sông Chàng.
Lê Phúc Tuấn bên cơ ngơi của mình Ảnh: H.L
Lê Phúc Tuấn bên cơ ngơi của mình. Ảnh: H.L.
 

Các cư dân trẻ ở làng TNLN Sông Chàng đều nhớ rõ những ngày đầu gian khó lập làng, đặc biệt là việc dò tìm nguồn nước vì nếu không có nước liệu có thành làng? Vợ chồng Lê Phúc Tuấn (SN 1986) và Nguyễn Thị Hậu (SN 1990) đang nhẩn nha ngoài vườn rau.

“Trước khi về làng, em sống cùng bố mẹ tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân. Tốt nghiệp CĐ y tế Thanh Hóa, em làm cộng tác cho Trạm y tế xã thu nhập không đủ chi phí. Khi đang đắn đo chưa biết làm gì, nghe tin dự án tuyển hộ gia đình trẻ đến làng Sông Chàng định cư lập nghiệp, em nộp hồ sơ và trúng tuyển”, Tuấn kể.

Dự án làng TNLN Sông Chàng có tổng diện tích 600 ha, tổng vốn đầu tư hơn 32 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2008-2011. Mục tiêu của dự án là giải quyết việc làm cho khoảng 300 lao động trẻ; khai hoang trồng mới 470 ha cao su, mía, sắn và hoa màu…

 

Nhận quyết định về làng từ tháng 12-2010, Tuấn cưới vợ, nhận đất dựng nhà, trồng hoa màu... Về làng đã có đường, điện, nước, có đất sản xuất nên hai vợ chồng Tuấn chăm chỉ làm nông và tới đây mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ sinh hoạt, thuốc tân dược.

Tuy mới hình thành 3 cụm dân cư với 72 hộ gia đình là thanh niên, nhưng đã có 3 công dân sinh ra tại làng TNLN. Cháu bé ít tuổi nhất mới hai tháng tuổi, con của cặp vợ chồng Nguyễn Trọng Thiện (SN 1987) và Lê Thị Hồng (SN 1990) ở huyện Yên Định vừa lên định cư hồi đầu năm 2010. Thiện vốn hoạt bát, biết nhiều nghề nên cuộc sống gia đình khấm khá dần.

Cặp vợ chồng Nguyễn Trọng Hòa (SN 1985), Lê Thị Năm (SN 1987) quê ở huyện Triệu Sơn và Yên Định định cư tại làng từ tháng 12-2010. Hòa làm công nhân cho lâm trường gần nhà, còn vợ làm giáo viên mầm non cách nhà vài ba cây số.

Tưởng khó quen cuộc sống ở rừng, nhưng Năm nói: “Mới đó mà thấy gắn bó với nơi ở mới bởi sự giúp đỡ, chia sẻ thân tình của láng giềng và cán bộ trong làng”. Hòa cho biết hôm tổ chức đám cưới tại làng còn được cán bộ Tỉnh Đoàn tặng tivi.

Tin vào sức trẻ

Anh Đào Xuân Yên, Bí thư Tỉnh Đoàn Thanh Hóa, cho biết: Trong số những người lên làng TNLN có nhiều thanh niên có trình độ chuyên môn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Cùng với việc tiếp tục triển khai các hạng mục khác của dự án, Ban quản lý làng TNLN đã ký hợp đồng với Cty cổ phần Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa về việc phát triển 50 ha mía.

Ban quản lý làng đã tiếp nhận 142 hộ thanh niên và các hộ dân thuộc diện tái định cư lên lập nghiệp. Đến nay đã có 72 hộ hoàn thiện việc xây dựng nhà ở, các hộ còn lại đang trong quá trình triển khai san ủi mặt bằng để xây nhà.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".