Giấc mơ từ thiện của 'chàng trai tí hon'

Giấc mơ từ thiện của 'chàng trai tí hon'
TP - Sinh ra không có sức khỏe và vóc dáng như bình thường, nhưng nhờ sự chia sẻ giúp đỡ của bạn bè và cộng đồng, Sơn Lâm đã vươn lên trở thành doanh nhân thành đạt. Anh mong muốn có nhiều tiền để hoạt động từ thiện, giúp đỡ những trẻ em nghèo.

> Lời tri ân của người vừa thoát khỏi tử thần
> Cô giáo 12 năm đi 55km tới trường hàng ngày

Cuộc sống vẫn luôn mỉm cười với Sơn Lâm vì bên cạnh anh luôn có những người tốt chia sẻ và cảm thông. “Mọi người trong gia đình và bạn bè luôn coi tôi như người bình thường, ngày nhỏ tôi có những tài lẻ và nhiều khi tôi còn được ưu ái hơn những người khác”, anh nói.

Sơn Lâm vui vẻ khi nhắc về những người đã giúp đỡ anh và ở bên anh suốt thời gian qua. Mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất về tinh thần cho anh.

Bố tiếp cho anh sự mạnh mẽ, tự tin và khát khao thành công. Khi Sơn Lâm xa gia đình, những người bạn thân thiết là chỗ dựa tin vậy để chia sẻ vui buồn trong cuộc sống và giúp anh vơi đi nỗi nhớ nhà.

Sơn Lâm sẽ không bao giờ quên cô giáo Tôn Thị Thu Nguyệt. Cô Nguyệt là giám thị coi thi khi Sơn Lâm thi Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Cô đã chủ động liên lạc và đề nghị được giúp đỡ Sơn Lâm về kinh phí ăn ở, sách vở, đồ dùng học tập… khi Sơn Lâm theo học Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội) và Đại học Dân lập Phương Đông.

“Việc làm của cô khiến tôi vững tin hơn vào một cuộc sống xa nhà. Tôi luôn ghi nhớ sự cưu mang và sẻ chia cô đã dành cho tôi”, anh tâm sự.

Sơn Lâm chính là tấm gương về nghị lực phi thường vượt lên số phận. Tốt nghiệp ĐH Hà Nội, ĐH Phương Đông, anh làm biên tập ở báo Thể thao&Văn hoá, Bongda24h… Sơn Lâm càng ngày càng cảm thấy tự tin hơn bởi anh đã làm được những việc mà nhiều người chưa dám làm.

Anh được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công nhận là “Người đầu tiên chinh phục đỉnh Phanxipăng bằng nạng gỗ” và lọt vào danh sách 44 kỷ lục Việt Nam mới.

Sơn Lâm đã chuyển sang lĩnh vực kinh doanh và hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty Cổ phần Tỏa sáng chuyên đào tạo kỹ năng mềm cho giới trẻ. Tuy phải cạnh tranh với nhiều công ty cùng lĩnh vực đã có thâm niên trước đó nhưng Sơn Lâm không nao núng.

Anh không quá đề cao lợi nhuận mà với anh, điều quan trọng nhất chính là chuyển tải những suy nghĩ tích cực đến với các bạn trẻ để họ có thể trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Bận rộn với công việc kinh doanh nhưng anh không quên giúp đỡ và sẻ chia với những mảnh đời còn thiếu thốn. Năm 2011, Sơn Lâm lập ra quỹ từ thiện Sơn Lâm và những người bạn.

Anh quyên góp tiền mặt và đồ dùng cá nhân như: sách vở, quần áo…và gọi bạn bè cùng tham gia để tặng các em nhỏ vùng sâu, vùng xa. Anh mới đi thăm, tặng quà các em nhỏ ở xã Nậm Mòn (Bắc Hà – Lào Cai).

Với Sơn Lâm, khao khát cháy bỏng của anh là kiếm thật nhiều tiền để làm từ thiện. Sơn Lâm tâm sự, anh muốn giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn bởi nhìn họ hạnh phúc là anh vui.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.