Bi kịch và sự kiên cường của cô gái nhiễm HIV từ chồng

Bi kịch và sự kiên cường của cô gái nhiễm HIV từ chồng
Tôi còn nhớ mãi dáng chị lặng lẽ đi trong đêm tối với nụ cười hiền, có lúc pha chút xót xa và lời chị nói: "Phải cố mà sống vì con, vì những chị em cùng cảnh ngộ. Còn ngày mai... biết đâu được".

Bi kịch và sự kiên cường của cô gái nhiễm HIV từ chồng

> Vợ bỏ trốn trong đêm tân hôn vì phát hiện chồng có con với gái mại dâm

> Giải mã cái chết của 7 người đàn ông ở bến đò bị đồn là 'ma ám'

Tôi còn nhớ mãi dáng chị lặng lẽ đi trong đêm tối với nụ cười hiền, có lúc pha chút xót xa và lời chị nói: "Phải cố mà sống vì con, vì những chị em cùng cảnh ngộ. Còn ngày mai... biết đâu được".

Bi kịch và sự kiên cường của cô gái nhiễm HIV từ chồng ảnh 1
 

"Con đó ấy à, ăn chơi cho lắm vào giờ bị Si-đa. Đáng đời, không ai thương là phải". Đấy có người nói về chúng tôi như thế đấy! Nhiều người có H sợ dư luận, thường lặng lẽ chịu đựng đến lúc ra đi, họ không "lộ diện" để nói về mình đâu anh ạ. Đa số những người có H hay bị quẫn và nghĩ nhiều về cái chết, càng bi quan bệnh lại càng nặng.

Chúng tôi không thể chỉ nghĩ đến cái chết, phải sống vì con cái nữa, phải sống để chia sẻ cùng mọi người nhất là những chị em như chúng tôi". Đó là lời chị Phạm Thị Kim Phụng, một bệnh nhân nhiễm HIV ở Hạ Long đang tham gia các Câu lạc bộ phòng chống đại dịch HIV tâm sự với tôi. Gặp chị mới thấy cảm phục những phụ nữ vô tình có H, đang đấu tranh, giành giật từng ngày được sống vì tương lai con cái mình...

Từ cô gái chân lấm tay bùn trở thành nạn nhân của đại dịch thế kỷ

Những người làm công tác phòng chống HIV/AIDS cho rằng, rất khó để chia sẻ với phụ nữ nhiễm HIV do một thời làm gái "buôn phấn bán hoa". Họ thường không tham gia các tổ chức xã hội để chia sẻ. Còn những phụ nữ bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này là do vô tình bị nhiễm từ chồng thì dễ chia sẻ hơn. Chị Phạm Thị Kim Phụng là một người như vậy. Lần đầu tiên tôi gặp chị vào một buổi sáng, trước khi chị bắt đầu công việc làm tạp vụ của mình. Chị Phụng làm tôi bất ngờ bởi dáng vẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Ban đầu, tôi cứ ngỡ, chị là cán bộ Hội phụ nữ chứ không nghĩ chị đã có H 12 năm trời.

Chị kể, quê chị ở một xã nghèo huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - vùng quê nông nghiệp vốn cách xa với những tệ nạn xã hội. Chồng chị theo cha ra Quảng Ninh từ nhỏ nhưng còn có nhà nữa ở quê và cũng ở gần nhà chị. Mỗi lần anh về, hai người lại gặp nhau, bén duyên nhau từ bao giờ không biết. Ngày đó, với chị cũng như bao cô gái quê khác, ma túy hay HIV là cái gì đó xa lạ lắm. Thế rồi, năm 1998, chị lấy chồng cũng là lúc phát hiện ra chồng mình nghiện. Và việc anh về làng sống thực chất là để cai nghiện và cách ly với môi trường bạn bè đang nghiện ngập đầy rẫy. Chị Phụng cứ vô tư nghĩ rằng, nghiện nó bình thường thôi, bằng tình yêu chị sẽ cảm hóa chồng, giúp chồng cai nghiện.

Cho đến một ngày, chồng chị nhập viện vì sốt liên miên. Bác sĩ gọi chị và con gái chị lên bệnh viên làm xét nghiệm. Chị Phụng không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Khi người nhà chị bảo cả 3 người đã nhiễm HIV và sẽ không còn sống được bao lâu nữa, chị tưởng như đất sụt dưới chân mình. Chị đau khổ dằn vặt mãi, nhưng vẫn tin rằng Bệnh viện Đa khoa Thái Bình xét nghiệm nhầm chứ thực ra con gái mình không bị lây. Linh cảm của người mẹ trong chị đã đúng, chị đưa con đi xét nghiệm lại và kết quả là cháu âm tính với HIV. Thêm nữa, chồng chị Phụng đã nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS và qua đời.

Nhưng bi kịch của chị Phụng chưa dừng ở đó. Chị lại phải đối mặt với sự kỳ thị của những người nhà quê. Vào những năm 2000, ở quê chị bị HIV là cái gì đó kinh khủng lắm, nó như là một thảm họa vậy. Hơn một nửa số người trong làng của chị đã đi làm xét nghiệm HIV chỉ vì lý do "đã từng bế con gái của Phụng". Bố mẹ chồng chị lúc này phải đưa con dâu và cháu nội ra thành phố Hạ Long sinh sống. Những tưởng cuộc sống đã mỉm cười với mẹ con chị nhưng thực tại phũ phàng vẫn chưa buông tha. Biết chị bị nhiễm HIV, không phụ huynh nào đồng ý cho con chị học chung lớp với con họ. Chị lại chạy vạy khắp nơi xin cho bằng được cái giấy chứng nhận con mình khỏe mạnh để cháu được đi học.

Con gái chị Phụng đi học cũng chẳng được miễn giảm bất kỳ một khoản đóng góp nào. Để duy trì cuộc sống và lo cho việc học của con, chị Phụng phải làm rất nhiều nghề như buôn bán lặt vặt, làm tạp vụ, làm công nhân bán thời gian,... Dù cô gắng hết sức nhưng cuộc sống của mẹ con chị vẫn khá chật vật. Chị Phụng lo lắng khi dự án tài trợ này kết thúc, thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân như chị không được cấp miễn phí nữa thì cuộc sống chẳng biết dựa vào đâu.

Chị Phạm Thị Kim Phụng cho biết, số chị em như chị hiện còn sinh hoạt Câu lạc bộ của chị có khoảng 45 thành viên, số thành viên tích lũy có đến 157 người. Tuy nhiên, con số này chẳng thấm tháp gì so với con số thực ở trên địa bàn TP Hạ Long cũng như trong tỉnh. Toàn bộ các chị tham gia Câu lạc bộ đều là nạn nhân của việc chồng (bạn tình) hút chích, nghiện ngập, quan hệ với gái mại dâm rồi lây truyền sang.

Cố gắng để dồn tất cả tình yêu cho con

Chị Phụng bảo, những bệnh nhân có H như chị ở tham gia Câu lạc bộ đều rất kiên cường trước bệnh tật. Họ đều lăn lộn với cuộc sống hàng ngày để lo cho mình và cho con. Có người còn bị bố mẹ chồng hắt hủi đuổi đi, có người buôn thúng, bán mẹt kiếm từng đồng sống qua ngày. Thi thoảng lắm mới có người như vợ chồng chị Th cùng nhiễm HIV làm ăn có hiệu quả mua đất xây được nhà kiên cố. Chị Phạm Thị Kim Phụng không có cái may mắn ấy. Một mình chị đang phải xoay xở nuôi con và lo cho cuộc sống từng ngày. Khi mắc nghiện, chồng chị đã làm khánh kiệt hết tất cả tài sản gia đình.

Có người bảo sao không đưa con về quê để dựa vào ông bà ngoại, chị không thể mang con về quê với 2 bàn tay trắng, không tiền bạc, không nghề nghiệp, chỉ trông vào 2 suất ruộng để nuôi con được. Hiện nay, chị phải làm đủ các nghề để có tiền lo cho con. Khi thì làm công nhân quét rác, lúc lại tranh thủ làm tạp vụ cho khách sạn nhà hàng, khi tham gia dự án tuyên truyền phòng chống HIV, tham gia và trở thành cán bộ cốt cán của Câu lạc bộ Hoa hướng dương 1, Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Chị cho biết, tiền thù lao mà dự án hỗ trợ cho các chị chỉ khoảng mấy trăm nghìn 1 tháng, nhiều khi không đủ để chi phí nhưng công việc cũng làm cho chị vui vì thấy mình có ích cho xã hội.

Hiện nay, với mức thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng 1 tháng, cuộc sống của mẹ con chị Phạm Thị Kim Phụng chật vật vô cùng. Đã thế vật giá lại leo thang, chị phải dè xẻn chi tiêu lắm mới lo được cho con. Hai đứa em của chị cũng thương chị lắm, nhiều lúc cũng cho tiền phụ với chị nuôi cháu. Nhưng ai cũng có cuốc sống riêng của mình, chị phải tự lo là chính chứ không biết dựa vào ai được. Chị bảo, đã lâu rồi chị chẳng mua sắm gì cho mình cả mà dồn hết cho con.

Chị cố gắng mua cho con một cái bảo hiểm sau này mình có vấn đề gì, con nó không còn cha mẹ cũng có được một số tiền để trang trải cho cuộc sống. Những lúc rảnh rỗi, chỉ có 2 mẹ con, chị Phụng thường thủ thỉ tâm sự với con. Chị đã nói thẳng cho con biết tình trạng của mình, để con chuẩn bị tư tưởng và con có nghị lực để đứng vững trước mọi khó khăn. Cũng may là nhờ tình thương yêu và sự giáo dục của chị mà cháu lớn lên học hành chăm chỉ và ngoan ngoãn lắm. Thế nhưng, là một người mẹ chị luôn luôn đau đáu mối lo. Chẳng biết một vài năm nữa rồi sẽ ra sao, con chị sẽ sống như thế nào, có ngoan ngoãn nữa không, có thành người không khi không còn mẹ trên cuộc đời này để bảo ban, dạy dỗ.

Tôi gặp lại chị Phụng khi chị vừa tan ca, đang hối hả về nhà lo cho cô con gái. Nhìn dáng vẻ tất bật của chị, tôi thấy dường như chị đã cố gắng trên cả sức của mình. Chị bảo đi làm cũng vất vả lắm nhưng về đến nhà là dành từng giờ, từng phút để lo cho con. Con đang ở tuổi ăn tuổi lớn mà. Những câu chuyện mà chị nói với tôi tưởng như không bao giờ kết thúc. Chị kể về cuộc đời chị với một giọng trầm buồn.

Đôi mắt sâu thẳm của chị nhìn tôi mà như thể nhìn vào khoảng không vô định. Chắc hẳn chị đang nhìn sâu vào nỗi đau của mình. Những nỗi đau ấy cứ âm thầm gặm nhấm trái tim chị. Chia tay chị trở về, tôi thầm hỏi, chẳng biết, cuộc đời những con người này sẽ ra sao? Tôi còn nhớ mãi dáng chị lặng lẽ đi trong đêm tối với nụ cười hiền, có lúc pha chút xót xa và lời chị nói: "Phải cố mà sống vì con, vì những chị em cùng cảnh ngộ. Còn ngày mai... biết đâu được".

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Theo Đang Yêu

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.