Nữ sinh giải nhì sử quốc gia muốn làm công an

Nữ sinh giải nhì sử quốc gia muốn làm công an
Trong lễ trao thưởng HSG sử quốc gia vừa diễn ra tại Văn Miếu (Hà Nội), Đặng Thị Uyên hoàn toàn bổi bật với vẻ ngoài xinh xắn, thu hút nhiều người.

Nữ sinh giải nhì sử quốc gia muốn làm công an

> Điểm mặt hot girl xinh đẹp nổi danh từ các clip
> Nữ đạo diễn 9X xinh đẹp kể chuyện làm phim ma
> Hot girl Lilly Luta: Hạnh phúc nằm trong bàn tay

Trong lễ trao thưởng HSG sử quốc gia vừa diễn ra tại Văn Miếu (Hà Nội), Đặng Thị Uyên hoàn toàn bổi bật với vẻ ngoài xinh xắn, thu hút nhiều người.

Đặng Thị Uyên (bên trái) trong lễ vinh danh học sinh giỏi Sử tại Văn Miếu vào sáng 4/5
Đặng Thị Uyên (bên trái) trong lễ vinh danh học sinh giỏi Sử tại Văn Miếu vào sáng 4/5.

Học sử cũng như học nấu ăn

Đặng Thị Uyên hiện là học sinh lớp 12 chuyên Sử, trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội). Trong kỳ thi tuyển HSG sử vừa qua, Uyên vinh dự đoạt giải nhì toàn quốc, và cô là một trong 206 học sinh được tuyên dương tại Văn Miếu.

Đặng Uyên được truyền niềm đam mê môn Sử từ chính thầy cô giáo của mình. Uyên cho hay, thầy cô đã khai sáng cho em cách tư duy, cách làm bài thế nào cho đúng, cho logic. Vì kiến thức ai cũng học được như nhau, nhưng quan trọng là sử dụng nó như thế nào.

Về bí quyết học sử của mình, Uyên cho biết: "Trên lớp em chỉ cần lắng nghe cô giảng bài. Vấn đề nào không hiểu thì hỏi lại thầy cô, như vậy sẽ nắm vững được bài học. Điều quan trọng là cách học, làm sao để nắm được bản chất vấn đề, học hiểu hay cho học thuộc, học vẹt, học suông".

Uyên ví von: "Học sử cũng như học nấu ăn, nguyên liệu thì có sẵn, quan trọng là mình phải nấu như thế nào cho ngon".

Mỗi ngày Uyên dành ra từ 2-3 tiếng đồng hồ dành cho môn Sử. Để bồi dưỡng thêm tình yêu môn học này, Uyên thường xem phim lịch sử. Khi đó, lịch sử tái hiện một cách sinh động hơn, bớt khô khan hơn những trang sách. Và bộ phim mà Uyên yêu thích nhất là Giải phóng Sài Gòn, bởi với cô, tác phẩm này đã mang lại những cảm xúc chân thực về một thời điểm hào hùng của dân tộc.

Đặng Uyên chụp ảnh kỷ niệm cùng nhà sử học Dương Trung Quốc, một trong những thần tượng của Uyên
Đặng Uyên chụp ảnh kỷ niệm cùng nhà sử học Dương Trung Quốc, một trong những thần tượng của Uyên.

Uyên nhấn mạnh thêm: "Học sử quan trọng là niềm đam mê, bởi nếu đã yêu thích rồi thì sẽ thấy môn này không hề khô khan".

Mơ ước trở thành chiến sĩ công an

Mặc dù được tuyển thẳng vào các ĐH danh tiếng như: ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nhưng Đặng Uyên lại lựa chọn con đường thi tuyển vào HV An ninh Nhân dân. Điều đó bắt nguồn từ thuở bé, khi bộ được xem bộ phim Cảnh sát hình sự. Lớn hơn một chút, tìm hiểu về HV An ninh, Uyên lại càng thích thú hơn khi biết rằng ở đó có môi trường học tập, rèn luyện tốt, và đặc biệt là... những bộ quân phục rất đẹp.

Đặng Uyên không lo sợ rằng nếu vào HV An ninh thì niềm đam mê môn sử sẽ bị thui chột. Uyên chia sẻ: "Nếu là niềm đam mê thì sẽ vẫn theo đuổi, quan trọng là nhìn nhận và tiếp thu như thế nào. Học ở một môi trường khác nhưng em sẽ vẫn tìm đọc sách báo liên quan đến lịch sử, vì Internet ngày nay luôn sẵn sàng để em học bất cứ khi nào".

Vẻ dịu dàng của một chiến sĩ công an tương lai
Vẻ dịu dàng của một chiến sĩ công an tương lai.
Nữ sinh giải nhì sử quốc gia muốn làm công an ảnh 4

Trong gia đình, Uyên là người đầu tiên gắn bó với niềm đam mê môn sử. Khi xã hội dần kém coi trọng môn học này, khi bạn bè đua nhau học môn tự nhiên, lựa chọn các ngành kinh tế, ngân hàng thì Uyên vẫn vững vàng một sở thích riêng.

Đặng Uyên thích học sử và tìm hiểu văn hóa của nhiều quốc gia. Điều này mang lại cho Uyên sự hiểu biết rộng, yêu hơn đất nước mình
Đặng Uyên thích học sử và tìm hiểu văn hóa của nhiều quốc gia. Điều này mang lại cho Uyên sự hiểu biết rộng, yêu hơn đất nước mình.

Uyên cho biết, mình thật may mắn vì bố mẹ không hề phản đối sự lựa chọn của con gái, họ luôn tôn trọng quyết định của em. Bởi bố mẹ cũng quan niệm, chỉ có đam mê mới có thể dồn hết tâm, hết sức vào đó, mang lại hiệu quả lâu dài được.

Đặng Thị Uyên đã các thành tích:

Lớp 9 đoạt giải Ba trong kỳ thi chọn HSG Hà Nội năm 2010

Lớp 12 đoạt giải Nhì trong kỳ thi chọn HSG Hà Nội năm 2012

Đoạt giải Nhì cuộc thi HSG Sử Quốc gia năm 2013.

Sở thích: Nghe nhạc, xem phim, chơi game, đọc sách, đọc truyện.

Thích tìm hiểu văn hóa các nước, đặc biệt rất thích cổ trang.

Cuốn sách yêu thích nhất: Cổ học tinh hoa.

Danh ngôn ưa thích: “Hãy nhìn về phía trước, bạn sẽ không còn thấy bóng tối ngả dài phía sau lưng mình"

Theo Huỳnh Anh
Infonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.