Bé gái không tay chân muốn 'ngẩng đầu với số phận'

Bé gái không tay chân muốn 'ngẩng đầu với số phận'
Xem được chương trình về Nick Vujicic, Linh Chi cười và nhảy nhót theo bởi thấy người này cũng giống mình. Cô bé 8 tuổi vẽ bức tranh về Nick và mong một lần được gặp biểu tượng của nghị lực sống này.

Bé gái không tay chân muốn 'ngẩng đầu với số phận'

Xem được chương trình về Nick Vujicic, Linh Chi cười và nhảy nhót theo bởi thấy người này cũng giống mình. Cô bé 8 tuổi vẽ bức tranh về Nick và mong một lần được gặp biểu tượng của nghị lực sống này.

12h trưa 23/5, gia đình bé Linh Chi (TP Yên Bái) đã bắt xe khách tới Hà Nội. Trải qua quãng đường dài, Linh Chi có vẻ hơi mệt vì say xe. Ngồi ở hàng ghế đầu, cô bé nhỏ nhắn có nước da trắng, xinh xắn háo hức nhìn ngó xung quanh. Thấy nhiều người đứng chờ và nhìn mình, cô bé tỏ ra sợ hãi, rúc đầu vào vai mẹ.

Cô bé không tay không chân Nguyễn Linh Chi. Ảnh: NVCC
Cô bé không tay không chân Nguyễn Linh Chi. Ảnh: NVCC.
 

Ước mơ được gặp Nick Vujicic của Linh Chi đã thành hiện thực khi em nhận được tấm vé tới xem chương trình của anh vào tối 23/5 tại sân vận động Mỹ Đình. Kẹp tấm vé giữa hai cánh tay cụt lủn, cô bé ngượng nghịu quay mặt tránh ánh nhìn của mọi người. Đi cùng Linh Chi xuống Hà Nội trưa nay còn có bố mẹ, em trai, mợ và một người bác.

Ghé vào một quán ăn, cô bé dùng cánh tay cắp thìa rồi phân chia đũa cho mọi người. Xấu hổ vì có người lạ, bé không tự xúc mà phải nhờ mẹ. Thỉnh thoảng trong lúc ăn, Linh Chi nghịch điện thoại và ngọ nguậy trên ghế. Phần chân bị cụt lên tới gần bẹn nên muốn đi lại, Linh Chi rướn người và loay hoay nhấc mông.

Chị Trịnh Ngọc Thủy (mẹ Linh Chi) cho hay, cô bé hiện học lớp 1 Tiểu học Nguyễn Thái Học. Sinh năm 2005, Linh Chi không có cả tay và chân do di chứng chiến tranh từ ông nội. Bố và em trai Linh Chi cũng bị ảnh hưởng căn bệnh dị ứng máu do ông cô bé từng chiến đấu ở chiến trường miền Nam, Khe Sanh.

Dù ông nội cũng tìm nhiều cách giúp Linh Chi tập đi nhưng lên 3 tuổi, cô bé mới bắt đầu học đi bằng cách lết. "Đầu tiên bé vịn, bám rồi bỏ dần tay và đi được. Ngoài tập đi, con cũng tự lập trong cuộc sống như tự ăn, uống, viết, bóc bánh và thậm chí gãi. Lúc nào ngứa, cháu men theo ghế rồi cọ lưng vào đó. Chỉ có vệ sinh cá nhân mới nhờ mọi người", chị Thủy chia sẻ.

Linh Chi lo lắng khi thấy nhiều người nhìn mình. Ảnh: Hoàng Hà
Linh Chi lo lắng khi thấy nhiều người nhìn mình. Ảnh: Hoàng Hà.
 

Thấy các bạn hàng xóm đi học, Linh Chi cũng muốn được đến trường. Thương con, vợ chồng chị Thủy đi xin khắp nơi nhưng chẳng trường nào nhận. Cuối cùng, con được một trường mẫu giáo của nhà thờ chào đón. Tại đây, bé học cùng các bạn bình thường.

Lên tiểu học, gia đình xin cho bé vào trường Nguyễn Thái Học. Ở lớp, trong khi các bạn chạy nhảy, nô đùa, bé chỉ ngồi một chỗ đọc, viết. Theo chị Thủy, bố mẹ đưa đón con sáng, chiều còn buổi trưa vợ chồng chị thay nhau lên thay rửa vệ sinh cho con. Sau đó, bận công việc nên chị phải thuê người chăm Chi buổi trưa.

Kể về con gái, chị Thủy cho biết, cô giáo nhận xét Linh Chi tiếp thu nhanh nhưng chưa thể theo kịp bạn bè. "Năm vừa rồi con chỉ trong danh sách dự thính nên năm tới sẽ học lại lớp 1. Giờ con đã biết mặt số, biết đọc, viết", nhắc đến con, chị lại tủi thân khi các bác trong lớp vẫn nhìn cháu với ánh mắt là lạ, đôi khi còn gọi là "cụt tay, cụt chân".

Mới đây, trong một lần tình cờ xem được chương trình về Nick Vujicic trên truyền hình, chị Thủy giật mình rồi vỡ òa khi thấy con mình sao lại giống người đàn ông đến từ nước Australia đến thế. Nhìn những hình ảnh về Nick, người mẹ ấy bị thôi thúc làm sao cho con gái mình được một lần trông thấy biểu tượng của nghị lực sống và vươn lên đó.

"Nhìn thấy chú Nick, Linh Chi cười và nhảy nhót theo. Tôi đã bật khóc khi trông con bé và Nick đi giống nhau. Linh Chi mong được gặp Nick và còn vẽ một bức tranh về chú ấy. Bức tranh vẽ một người đàn ông chỉ có mặt, thân hình mà không tay, chân. Vợ chồng tôi chỉ mong con được gặp chú ấy để có thêm nghị lực, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống", chị Thủy nói.

Lần này xuống Hà Nội, bé còn mang theo cả bức tranh vẽ Nick bằng bút mực và bút chì màu. Bên cạnh người đàn ông được khắc họa bằng hình tròn, tam giác là chữ Nick. Sau khi tham dự các chương trình của Nick, Linh Chi muốn được đi thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và chơi công viên.

Theo VNE

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.