Rượu qua góc nhìn của người trong quân đội

Rượu qua góc nhìn của người trong quân đội
TP - Qua hộp thư điện tử Thegioitre@tienphong.vn, chúng tôi đã nhận được nhiều bài viết của những người đang công tác trong quân đội. Dưới đây là những góc nhìn về rượu hài hước, nghiêm nghị và lo lắng.

> Rượu bia - Nỗi lo lớn nhất ở làng

Uống rượu bia quá đà ít khi có niềm vui. Ảnh: Ngọc châu
Uống rượu bia quá đà ít khi có niềm vui. Ảnh: Ngọc châu.

Con đi uống rượu còn run… hơn bầm

Chuyện uống bia, rượu ở ta quá thoải mái. Ngày trước khi đô hộ nước ta, kẻ thù cũng dùng rượu, cờ bạc làm cho người Việt u mê, quên lao động, sản xuất.

Ngày nay, bia rượu được sản xuất, bày bán tràn lan. Từ già đến trẻ, ai có tiền đều có thể mua, số lượng không hạn chế. Uống nhiều bia- rượu để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Không chỉ có những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, mà có khi chỉ vì một việc cỏn con, một câu nói, một cái nhìn… cũng có thể dẫn đến án mạng.

Đã có nhiều vụ bạo lực gia đình, bố đánh con, chồng đánh vợ, anh đánh em vì rượu. Uống rượu lợi đâu chưa thấy, hại thì nhỡn tiền ngay lập tức. Uống rượu hại sức, mất tiền bạc, thời gian…

 Tôi say, anh cũng phải ngà ngà mới vui. Bao nhiêu tài năng, ngón nghề uống rượu đều trổ ra hết. Các bợm còn hát ví von: “Bầm ra ruộng cấy bầm run, con đi uống rượu còn... run hơn bầm 

Đào Duy Tuấn Bộ CHQS tỉnh Vĩnh Phúc

Suy ngẫm về những người nghiện rượu ở làng, tôi nhận ra một điều họ đều nghèo, thậm chí quá nghèo.

Nhà cửa thì xiêu vẹo, thân hình tiều tụy, vợ con nhếch nhác. Buồn hơn là bị dân làng coi thường. Ham rượu chè thường là bỏ bê công việc, thích tụ tập.

Tửu nhập ngôn xuất. Bao chuyện gia đình, cơ quan, có tí men là tiết lộ hết, thậm chí còn bốc phét.

Các bợm rượu thường quên đi văn hóa giao tiếp. Ngồi vào mâm là chạm, cạn, không cần biết tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp. Đưa ra mọi lý do để mời. Rượu bất khả ép, nhưng ép lại bất khả từ. Rồi có đi có lại mới toại lòng nhau.

Tôi say, anh cũng phải ngà ngà mới vui. Bao nhiêu tài năng, ngón nghề uống rượu đều trổ ra hết. Các bợm còn hát ví von: “Bầm ra ruộng cấy bầm run, con đi uống rượu còn… run hơn bầm”.

Đã có quá nhiều câu chuyện đau lòng mà nguyên nhân từ rượu, bia. Rượu, bia trở thành ma dẫn lối, quỷ đưa đường làm không ít người phải tù tội, phải ân hận suốt đời. Nhiều người phụ nữ căm thù bia, rượu, vì coi nó là “thủ phạm” tàn phá gia đình họ. Hãy suy nghĩ trước khi nâng chén.

Đào Duy Tuấn
Bộ CHQS tỉnh Vĩnh Phúc

Nỗi lòng người bố khi tết về

Gia đình tôi các con cháu đều làm ăn xa. Cứ dịp tết chúng về quê đoàn tụ. Đó là thời khắc vui vẻ nhất trong năm của đại gia đình. Tết cũng là dịp con cháu, anh em, họ hàng, làng xóm gặp nhau nên tổ chức nhiều cuộc liên hoan.

Đây là điều mà tôi lo lắng nhất khi các con, các cháu đều không thoát được những cuộc rượu. Cứ mỗi lần chúng đi uống rượu chưa về thì lo bị tai nạn giao thông; về rồi thì lo chúng nôn ọe, nói năng không kiểm soát.

Sau một cơn say, tỉnh dậy đứa nào trông cũng phờ phạc. Hỏi tại sao các con, các cháu uống nhiều thế, chúng trả lời, đi xa về gặp mọi người mà không uống là bị quy cho “tội” khinh người.

Mọi người thường bảo, giờ làm ông nọ bà kia rồi coi thường nhau, mời chén rượu cũng không được…Thế rồi hết người này đến người khác, “lượt đi lượt về”, mừng anh này mới lên chức, anh kia mua xe mới, uống vì cùng tuổi, cùng lớp, uống vì những kỷ niệm chăn trâu cắt cỏ...

Đủ các loại nguyên nhân và luật lệ không thể không nâng chén. Mấy đứa con, cháu tôi, khi ra khỏi nhà đi chào bà con, chúc tết đi quần áo chỉnh tề, sạch sẽ; khi về thì rượu quật cho tả tơi. Đúng là làm ăn bồi bổ một năm, tết về tiêu sức khỏe chỉ mấy ngày.

Trong quân đội có chỉ thị 2530 quy định “Quân nhân không uống rượu bia trong giờ hành chính, không uống rượu bia say mọi lúc mọi nơi” các quân nhân chấp hành nghiêm. Ngoài quân đội, có lẽ mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị cũng cần có những quy định phù hợp để hạn chế tác hại của rượu.

Nguyễn Duy Linh
BCHQS tỉnh Hà Tĩnh

Không quá lạ cảnh nhậu nhẹt ở sinh viên

Xét dưới góc độ khoa học, rượu bia là những thức uống nếu sử dụng vừa phải thì có lợi cho sức khỏe con người. Với người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung, uống rượu từ lâu còn là một nét văn hóa ẩm thực khá độc đáo. Song hiện nay ở một bộ phận không nhỏ rượu đang bị biến tướng.

 Có không ít bạn trẻ phải ngậm ngùi gác lại con đường công danh sự nghiệp chỉ vì những lần quá chén; không ít sinh viên phải trả giá bằng tính mạng của mình chỉ vì những xích mích rất vụn vặt trong mâm rượu; không ít gia đình rơi vào cảnh “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” vì những tai nạn có nguyên nhân từ rượu bia… 

Tạ Quang Đạo Trường Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng

Ai đó một lần đặt chân đến những khu trọ của sinh viên, đặc biệt sinh viên nam thì chắc sẽ không quá lạ với cảnh nhậu nhẹt.

Có đến 1.001 lý do để họ uống rượu: bị người yêu phụ tình, bị điểm kém, nhận học bổng… Mà uống thì phải hết mình.

Sau những bữa rượu, không ít chuyện cười ra nước mắt. Nhẹ thì say xỉn ngày hôm sau phải nghỉ học, nặng thì xích mích gây gổ, đánh nhau.

Có không ít bạn trẻ phải ngậm ngùi gác lại con đường công danh sự nghiệp chỉ vì những lần quá chén; không ít sinh viên phải trả giá bằng cả tính mạng của mình chỉ vì những xích mích rất vụn vặt trong mâm rượu; không ít gia đình rơi vào cảnh “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” vì những tai nạn có nguyên nhân từ rượu bia…

Có thể ai đó đang nghĩ “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” khi đọc những dòng này song thiết nghĩ, nói về tác hại của việc lạm dụng rượu bia sẽ không bao giờ là thừa nhất là đối với các bạn trẻ.

Tạ Quang Đạo
Trường Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng

Diễn đàn bia- rượu thuốc bổ

Rượu bia quá đà có thể gây xích mích, bất hòa, làm tổn thương tình cảm với người thân, bạn bè. Rượu bia quá đà có thể gây bệnh, thay đổi tâm tính, tiêu tốn tiền bạc, băng hoại đạo đức. Rượu bia quá đà có thể cướp đi mạng sống người vô tội. Rượu ở ta có mặt mọi lúc, mọi nơi, chia vui cũng như giải sầu. Uống thế nào là đủ, là vui?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.