Cơ chế mở

Người trẻ ngày càng được tin tưởng Ảnh: P.V
Người trẻ ngày càng được tin tưởng Ảnh: P.V
TP - Tin tưởng, mở rộng cửa cho lớp trẻ là bước đi đột phá ở Vĩnh Long, Sơn La, Bình Phước và nhiều tỉnh thành khác, giúp giải bài toán bí đầu ra cho cán bộ Đoàn.

> Bài 1: Khi bí thư Đoàn xin... về hưu

Người trẻ ngày càng được tin tưởng Ảnh: P.V
Người trẻ ngày càng được tin tưởng. Ảnh: P.V.
 

Nguyễn Minh Dũng, SN 1980, là một trong những Bí thư Tỉnh Đoàn trẻ nhất nước. Dũng tốt nghiệp cử nhân hành chính Học viện Hành chính quốc gia, về công tác tại Tỉnh Đoàn Vĩnh Long năm 2008, một năm sau trở thành Phó Bí thư Tỉnh Đoàn.

“Tôi trở thành Bí thư Tỉnh Đoàn ở tuổi 31, trẻ so với nhiều tỉnh thành khác. Vì vậy kinh nghiệm, quan hệ xã hội còn hạn chế, song lãnh đạo luôn đặt niềm tin, quan tâm, tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ”, anh Dũng chia sẻ.

Việc trẻ hoá cũng như luân chuyển cán bộ Đoàn ở Vĩnh Long diễn ra nhanh. So với đầu nhiệm kỳ, tuổi trung bình của các phó bí thư Tỉnh Đoàn hiện nay là 31, trẻ hơn 7 tuổi. Tuổi trung bình của bí thư các huyện, thành Đoàn là 33, trẻ hơn 3 tuổi so với đầu nhiệm kỳ.

Anh Dũng cho biết, cán bộ Đoàn trẻ ở Vĩnh Long được cấp ủy quan tâm tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, được quy hoạch vào các chức danh chủ chốt của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; được đánh giá khách quan, công bằng…

Theo anh Dũng, việc trẻ hóa và nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác Đoàn và phong trào TTN. “Cán bộ trẻ, nhưng thiếu nhiệt tình, yếu năng lực hoặc yếu kỹ năng sẽ gây hạn chế cho phong trào. Cán bộ lớn tuổi dù có kinh nghiệm, nhưng tác phong điềm đạm, kỹ lưỡng, ít gần gũi, tiếp xúc với thanh niên sẽ khó thu hút, tập hợp được giới trẻ”, anh Dũng nói.

Anh Dũng cho biết ở Vĩnh Long chỉ còn một bí thư Đoàn cơ sở 40 tuổi và đã được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chỉ đạo Huyện Đoàn bàn bạc với cấp ủy quan tâm bố trí công tác khác.

Đổi mới tư duy

Đinh Công Sỹ, SN 1979, trở thành Bí thư Tỉnh Đoàn Sơn La năm 31 tuổi. Anh Sỹ là người dân tộc Mường có bằng thạc sỹ Luật. “Lãnh đạo địa phương luôn ủng hộ, khuyến khích những người trẻ như tôi. Sự đổi mới này tạo điều kiện cho giới trẻ sáng tạo và phát huy năng lực. Sơn La là tỉnh nghèo, còn gặp nhiều khó khăn nên lãnh đạo địa phương mong muốn và đặt kỳ vọng thế hệ trẻ sẽ tạo đột phá, đổi mới về tư duy”, anh Sỹ nói.

Đã nói đến cán bộ Đoàn là phải trẻ, trẻ từ tuổi đời đến suy nghĩ và hành động. Như thế mới phù hợp với phong trào thanh niên. Người trẻ tranh thủ được nhiều lợi thế hơn.

Phong cách làm việc của cán bộ trẻ thường nhanh nhạy, phản ứng nhanh trước mọi tình huống, nhưng đôi lúc thiếu kinh nghiệm trong ứng biến, xử lý công việc”- Bí thư tỉnh Đoàn Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh.

 

Theo anh Sỹ, Tỉnh ủy quan tâm công tác cán bộ, quan tâm thế hệ trẻ nên trong hơn 2 năm gần đây, cán bộ tỉnh Đoàn luân chuyển liên tục sang giữ các trọng trách quan trọng trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của tỉnh và huyện.

“Trong công tác, có lúc chúng tôi còn sai sót nhưng luôn được lãnh đạo hướng dẫn, chỉ bảo, không có định kiến với thế hệ trẻ. Đề xuất của chúng tôi về các chương trình cho thanh niên, chi phí cho các hoạt động được cấp trên phê duyệt và tạo điều kiện. Độ tuổi cán bộ Đoàn các cấp nhờ đó trẻ hơn so với các nhiệm kỳ trước”, anh Sỹ cho biết.

Hiện Tỉnh Đoàn Sơn La có 2 phó bí thư sinh năm 1981, các trưởng ban hầu hết sinh sau năm 1982. Trong tổng số 359 Đoàn cơ sở toàn tỉnh chỉ còn 9 bí thư Đoàn cơ sở trên 40 tuổi, tập trung chủ yếu ở các xã đặc biệt khó khăn và trong lực lượng vũ trang.

Đối thoại

Ở Tỉnh Đoàn Bình Phước, vấn đề trẻ hóa cán bộ được thực hiện ráo riết trong nhiệm kỳ qua. “Độ tuổi bình quân của BCH Tỉnh Đoàn khoá IX là 32 tuổi, chúng tôi đang phấn đấu tuổi bình quân BCH cấp tỉnh dưới 31 tuổi”, Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước, Tôn Ngọc Hạnh, cho hay.

SN 1980, Tôn Ngọc Hạnh là một trong những nữ bí thư Tỉnh Đoàn trẻ nhất nước. Chị Hạnh cho biết đội ngũ cán bộ các phòng, ban ở tỉnh Đoàn hầu hết còn trẻ, có những trưởng, phó ban sinh năm 1983, 1984… Theo chị Hạnh, Đảng ủy, chính quyền các cấp ở Bình Phước luôn tạo cơ chế mở và điều kiện thuận lợi nhất cho người trẻ.

ĐVTN trong tỉnh Bình Phước được bố trí mỗi quý có 1 buổi gặp gỡ trực tiếp với bí thư Tỉnh ủy để đối thoại nhằm chia sẻ vướng mắc, đề xuất ý kiến, nguyện vọng. Khi có vấn đề đột xuất, được bố trí gặp bất thường, có khi tháng gặp vài lần.

“Hầu như mọi ý kiến đề xuất của chúng tôi đều được Đảng ủy, chính quyền quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Chúng tôi chỉ có việc thực hiện, hầu như không gặp phải vướng mắc về cơ chế, thủ tục. Nếu làm không tốt, lỗi thuộc về cán bộ Đoàn”, chị Hạnh nói.

Tiếp tục trẻ hóa cán bộ

Bí thư T.Ư Đoàn Dương Văn An cho biết, công tác chuẩn bị nhân sự các cấp tiến tới ĐH Đoàn toàn quốc lần thứ X được BCH T.Ư Đoàn thông qua mới đây quy định độ tuổi bình quân BCH Đoàn cấp huyện là 29 tuổi, cấp tỉnh 31 tuổi (trẻ hơn 1 tuổi so với nhiệm kỳ 2007 - 2012), cấp cơ sở dưới 28 tuổi.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG