Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Tài năng là đặc sản cá nhân

Giáo sư Hồ Ngọc Đại
Giáo sư Hồ Ngọc Đại
TP - Trong tiểu sử của giáo sư Ngô Bảo Châu có một dòng dành cho trường Tiểu học Thực nghiệm, bởi anh đã có 5 năm gắn bó với ngôi trường ấy. Sau sự kiện Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields, Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với GS Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của trường Thực nghiệm.

>> Thời cơ cho toán học Việt Nam

Giáo sư Hồ Ngọc Đại
Giáo sư Hồ Ngọc Đại . Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Nói đến cái tên Ngô Bảo Châu, GS Hồ Ngọc Đại nhớ lại: Ngô Bảo Châu thuộc lứa học sinh thực nghiệm đầu tiên và được hưởng tình yêu sâu sắc nhất, mà những người thầy ở ngôi trường ấy dành cho học trò. Đó là năm 1978, khóa của Châu có khoảng 100 em, đều là con em của giới trí thức và lãnh đạo cấp cao.

Họ hy vọng con em mình được hưởng một nền giáo dục mới, nền giáo dục hiện đại nên đã không ngại ngần giao con mình cho thực nghiệm. Đó là một mô hình mà tổ chức, cơ chế, phương pháp, nội dung chương trình hoàn toàn độc lập với hệ thống giáo dục hiện hành. Mô hình được sự ủng hộ của các nhà trí thức hàng đầu Việt Nam hồi đó như: Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Hữu Tước...

Ngay thời kỳ đó, tôi đã nói phải hiện đại nền giáo dục. Do đó chương trình toán tiểu học mà Châu được hưởng ở trường thực nghiệm cũng là một chương trình hiện đại, có những nội dung chưa có nơi nào trên thế giới dạy chúng tôi cũng đưa vào. Điều chúng tôi tâm niệm là trẻ con luôn đúng và người lớn phải dựa vào trẻ con để mà dạy trẻ con.

GS có ấn tượng gì về cậu bé Ngô Bảo Châu hồi đó?

Châu rất khác người. Không bằng lòng là cãi. Không thích là nói lại. Không chấp nhận. Không im lặng để cho qua. Nhiều khi người lớn dễ khó chịu. Ngay cả với tôi, Châu không đồng ý Châu cũng nói thẳng. Tôi thấy đó là cái đáng quý. Tôi thích những đứa trẻ con sống tự nhiên. Nếu các em tỏ ra khác lạ tôi cũng để cho các em phát triển sự khác lạ đó, không ngăn cản, không định hướng.

Châu đạt được đỉnh cao vinh quang, tôi thấy rất xứng đáng, kể cả trí tuệ lẫn tư cách. Đó là một con người không huyễn hoặc mơ hồ. Tuy có mơ mộng nhưng rất thực tế, không ảo tưởng. Và đầy khát vọng. Châu có hai đặc điểm nổi bật: say mê công việc và rất tự tin.

Nói về Ngô Bảo Châu, người ta đang tranh cãi xem tài năng của anh là sản phẩm của nền giáo dục nào...

Nhân tài là đặc sản cá nhân. Không một nền giáo dục nào có thể tạo ra được nhân tài. Điều này tôi đã từng tranh luận từ cách đây mấy chục năm. Khi chúng ta hô hào, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tôi phản đối vế thứ ba trong khẩu hiệu đó.

Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực thì giáo dục làm được. Nó ngang tầm với chính trị, nó nằm trong tầm tay tuyệt đại đa số nhân dân. Còn cái thứ ba là không thể, nó đầy ảo tưởng. Có chăng anh chỉ có thể tôn trọng hoặc sử dụng nhân tài.

Điều này có nghĩa là anh phải để ngỏ các ngả đường cho nhân tài phát triển, khi có nhân tài thì sử dụng nó. Muốn làm được điều này anh phải thực hiện một nguyên tắc, giáo dục là phải biết tôn trọng cá nhân.

Nhân tài phải trưởng thành một cách tự nhiên và trong đời sống bình thường, chứ không phải trong đời sống chọn lọc. Như Châu chẳng hạn, sau này vào trường chuyên nhưng hoàn cảnh của Châu cũng thoát khỏi những ràng buộc của nó mới thành tài được.

Nói như vậy có ưu ái một cá nhân chăng? Từ môi trường ấy, có nhiều thanh niên bước ra thế giới và một ít trong số họ đã thể hiện được mình...

Cũng được. Cũng là hiện tượng tạo nên sự giật mình. Điều tôi muốn phê phán là cái phương thức thực hiện. Anh gom một số học sinh lại, tạo ra những cơ chế ưu đãi đặc biệt, thế là không đúng. Nhân tài phải được trưởng thành trong cuộc sống thật. Ngô Bảo Châu cũng nằm trong số được gom lại như thế, nhưng may thay anh không bị sa lầy vào nó. Nghĩa là anh không bị tách khỏi cuộc sống thật để rồi phát triển lệch lạc, mất cân bằng!

Giáo sư cho rằng giáo dục không thể bồi dưỡng nhân tài nhưng trên thực tế, có nhiều trường đại học danh tiếng là nơi xuất hiện nhiều nhân tài?

Tôi muốn nhấn mạnh yếu tố cá nhân. Cũng môi trường ấy bao nhiêu người hưởng nhưng có phải tất cả đều là nhân tài? Anh có thể nhỉnh hơn số trung bình, hơn số khá, nhưng có là nhân tài hay không chính là do cá nhân anh.

Tuy nhiên, giáo dục tạo ra cơ hội, mở ra những ngả đường để nhân tài đi tới đỉnh cao. Giáo dục chuẩn bị cho anh hành trang để anh có khả năng tiếp cận với văn minh nhân loại. Muốn vậy, giáo dục phải tôn trọng tính sáng tạo của từng cá thể. Sự tôn trọng đó thể hiện trong nội dung chương trình, trong phương pháp, chứ không phải hô khẩu hiệu.

Cảm ơn giáo sư.

Quý Hiên
Thực hiện

MỚI - NÓNG
Huế bổ nhiệm 10 cán bộ chủ chốt, thành lập các BQL Dự án đầu tư xây dựng
Huế bổ nhiệm 10 cán bộ chủ chốt, thành lập các BQL Dự án đầu tư xây dựng
TPO - UBND TP Huế vừa công bố quyết định thành lập 3 ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực trên cơ sở hợp nhất các ban quản lý dự án cũ, trung tâm phát triển quỹ đất quận, huyện, thị xã trước đây và bổ nhiệm 10 cán bộ lãnh đạo, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả đầu tư công và phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng tới Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng tới Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

TPO - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (4/7/1776 - 4/7/2025) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (12/7/1995 - 12/7/2025), ngày 4/7, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện mừng tới Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump.
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Quy hoạch, đánh giá cán bộ đúng nguyên tắc 'có vào có ra, có lên có xuống'

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Quy hoạch, đánh giá cán bộ đúng nguyên tắc 'có vào có ra, có lên có xuống'

TPO - Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, xây dựng quy định của Bộ Chính trị về quy hoạch, phân cấp quản lý, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, danh mục chức danh cán bộ… theo đúng nguyên tắc "có vào, có ra", "có lên, có xuống" trong công tác cán bộ".
Tuần đầu hợp nhất, người dân Cần Thơ bị ách tắc thủ tục đất đai

Tuần đầu hợp nhất, người dân Cần Thơ bị ách tắc thủ tục đất đai

TPO - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Văn Lâu yêu cầu, các sở ngành, địa phương phải linh hoạt giải quyết công việc sau sáp nhập hành chính, không thể chờ đủ mọi thứ mới làm. Cần Thơ tạm thời áp dụng ba bảng giá đất cũ của 3 tỉnh thành trước sáp nhập để tháo gỡ ách tắc thủ tục đất đai, đồng thời khẩn trương thành lập Văn phòng đăng ký đất đai TP. Cần Thơ, đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp kịp thời.