Không để học sinh bỏ học sau lũ

Không để học sinh bỏ học sau lũ
TP - Bộ GD&ĐT vừa chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục khẩn trương in bổ sung sách giáo khoa và sẵn sàng cung cấp sách cho học sinh các tỉnh lũ lụt, không để các em bỏ học vì không có sách giáo khoa.

 >> Xác xơ khi cơn lũ đi qua

Trong tuần này, Bộ GD& ĐT sẽ tổ chức một đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa làm trưởng đoàn đến các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình bàn biện pháp khắc phục hậu quả lũ lụt, sớm đưa các trường trở lại hoạt động bình thường.

Thông điệp Bộ gửi tới các tỉnh là sớm ổn định tình hình, đưa học sinh đến trường. Trước mắt, cố gắng cung cấp đủ sách giáo khoa để các em có thể đi học, sau đó sẽ từng bước khắc phục các thiệt hại về cơ sở vật chất cho các trường và giúp đỡ các gia đình giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh gặp khó khăn.

Đại diện Bộ cho rằng, việc học sinh các tỉnh lũ lụt phải nghỉ học dài ngày không ảnh hưởng tới chương trình học. Theo kế hoạch năm học của Bộ, các trường có khoảng 2 tuần dự trữ để có thể điều chỉnh chương trình học phòng trường hợp xảy ra thiên tai như lũ lụt.

Nhiều trường đã mất, thất lạc sổ điểm, học bạ của học sinh trong lũ. Nguyên tắc chung là Sở GD&ĐT và nhà trường cùng xem xét từng trường hợp cụ thể. Nếu không thể khắc phục, hiệu trưởng sẽ xác nhận thực trạng, Sở GD&ĐT tổng hợp và báo cáo Bộ để giải quyết. Quan điểm của Bộ là đảm bảo tối đa quyền lợi cho học sinh.

Bộ GD&ĐT đã kêu gọi các tổ chức quốc tế (UNICEF, UNESCO, Quỹ cứu trợ trẻ em…), nhà hảo tâm, doanh nghiệp trong nước quyên góp được khoảng 3 tỷ đồng ủng hộ ngành giáo dục các tỉnh bị lũ lụt.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.