Thả nổi giáo dục mầm non: Phụ huynh hết đường lựa chọn

Những đứa trẻ gửi tại một nhóm trẻ gia đình chưa được cấp phép tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Bá Dương (Thanh Niên)
Những đứa trẻ gửi tại một nhóm trẻ gia đình chưa được cấp phép tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Bá Dương (Thanh Niên)
Mục tiêu xã hội hóa bậc học mầm non tưởng như rất đúng nhưng trên thực tế đã đẩy người dân có mức thu nhập trung bình trở xuống vào tình cảnh không có sự lựa chọn về chỗ học cho con mình.

Thả nổi giáo dục mầm non: Phụ huynh hết đường lựa chọn

>> Trường mầm non 'phá rào' vì quá tải

Mục tiêu xã hội hóa bậc học mầm non tưởng như rất đúng nhưng trên thực tế đã đẩy người dân có mức thu nhập trung bình trở xuống vào tình cảnh không có sự lựa chọn về chỗ học cho con mình.

Những đứa trẻ gửi tại một nhóm trẻ gia đình chưa được cấp phép tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Bá Dương (Thanh Niên)
Những đứa trẻ gửi tại một nhóm trẻ gia đình chưa được cấp phép tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Bá Dương (Thanh Niên).

Quá sức với trường ngoài công lập

Xã hội hóa, 80% trẻ mầm non học ngoài công lập

Quyết định số 20/2005/QĐ.BGD-ĐT của Bộ GD-ĐT ngày 24-6-2005 phê duyệt đề án quy hoạch phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005-2010 như sau: Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở thành phố. Tiến đến đưa 70% -80% tỷ lệ trẻ mầm non học ở các cơ sở ngoài công lập.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, bà Lê Thị Dung, đại biểu tỉnh An Giang, bày tỏ: “Vấn đề lâu nay tôi rất trăn trở đó là hiện nay giáo dục mầm non chúng ta giao cho đầu tư xã hội hóa là chủ yếu, rất nhiều bất cập”. Bà Dung phân tích: “Giai đoạn của giáo dục mầm non là hình thành nhân cách, ngay từ đầu đời xa khỏi vòng tay mẹ, 4 tháng thì phụ nữ đã phải đi làm vì sợ cho nghỉ việc. Mẹ đi làm thì phải tốn tiền gửi con nhà trẻ, tốn tiền cho con bú sữa bình... Hàng loạt vấn đề đặt ra nhưng không được trợ cấp gì, trong khi đó Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực giáo dục mầm non còn rất ít”.

Mô hình xã hội hóa cũng khiến người dân là những công nhân, viên chức chỉ sống bằng lương thực sự hoang mang. Bà Nguyễn Thị Hồng Nga, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: “Trước đây khi thực hiện xã hội hóa, có tới 80% trường mầm non trên địa bàn thành phố là trường ngoài công lập, con em nhân dân lao động bình thường không đủ tiền đóng góp nên tình hình rất căng thẳng. Khi chuyển đổi mô hình trường mầm non bán công theo Luật Giáo dục, thành phố đã quyết định không chuyển những trường mầm non bán công ở khu vực nông thôn sang tư thục mà chuyển về công lập để người dân không phải chịu mức đóng góp quá sức”. Tuy nhiên, số chuyển đổi ấy chỉ mới giải quyết được một phần, rất nhiều phụ huynh vẫn phải lựa chọn trường mầm non tư thục hoặc các nhóm trẻ gia đình để gửi con mà không cần biết đã được cấp phép hay chưa, đơn giản chỉ vì không còn sự lựa chọn nào khác.

Năm học 2009-2010, toàn thành phố Hà Nội có thêm 37 trường mầm non được thành lập, trong đó có 14 trường công lập, còn lại 23 trường tư thục. Hiện có khoảng 14,5% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo và gần 80% trẻ ở độ tuổi nhà trẻ chưa được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non. Ở khu vực nội thành, còn 6 phường ở quận Hai Bà Trưng và Đống Đa chưa có trường mầm non công lập. Theo báo cáo thống kê, cấp học mầm non Hà Nội thiếu khoảng 700.000m2 đất.

Phải nâng niu bậc mầm non

Sau nhiều vụ trẻ con bị bạo hành ở nhà trẻ tư nhân, nhóm trẻ gia đình, mọi cảm nhận hầu như đều hướng đến sự tắc trách, vô trách nhiệm của những người trực tiếp đứng ra mở lớp và cả chính quyền địa phương. Ít ai nhận ra đây còn là hệ quả của một vấn đề không nhỏ: chính sách quản lý của nhà nước về những vấn đề xã hội đã không hướng đến đối tượng dễ tổn thương nhất.

Nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Hà Nội, bày tỏ: “Bậc học mầm non, lẽ ra phải được nâng niu chăm sóc, được đầu tư lớn nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì ngược lại, bị “thả” cho xã hội hóa. Trong khi đó, những cấp học cao hơn, lẽ ra cần xã hội hóa và giao cho tự chủ nhiều nhất như THPT, ĐH, CĐ lại được “ôm” rất kỹ”.

Ông Lâm phân tích: “Hết THCS thì cần có nhiều hướng đi cho học sinh lựa chọn, có thể học tiếp, có thể chuyển sang học nghề... Nhưng ở bậc học mầm non thì chỉ có lựa chọn duy nhất là phải được chăm sóc, được yêu thương trong điều kiện tốt nhất có thể. Vậy tại sao lại bắt phụ huynh phải lựa chọn: hoặc gửi con vào trường tư thục với mức đóng góp rất cao; hoặc phải chấp nhận gửi vào bất cứ đâu nhận trông trẻ mà không cần biết nó có thực sự an toàn và tốt cho đứa trẻ hay không?”.

Ông Lâm gọi đó là sự “mạo hiểm” cực kỳ vô lý.

"Bậc học mầm non lẽ ra phải được nâng niu chăm sóc, được đầu tư lớn nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì ngược lại, bị “thả” cho xã hội hóa"

Nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Hà Nội

Cùng chung mối lo ngại này, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, chỉ ra thực tế: “Những công nhân có thu nhập thấp khó lòng gửi con ở những nơi có mức chi phí cao hơn vài trăm nghìn đồng một tháng. Cha mẹ buộc lòng phải gửi con ở những nơi có thể không thực sự cảm thấy an tâm, nhưng chi phí phù hợp với đồng lương của họ”. Theo bà Mai, "các cháu bé phải được phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Các bậc cha mẹ gửi con ở đâu để đi làm thì nơi đó phải tạo được sự yên tâm, dù người gửi là người nghèo".

GS Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Hội Khuyến học VN - lên tiếng: “Xã hội hóa giáo dục mầm non hoàn toàn không phải là cách làm “khoán trắng” cho người dân như vậy. Việc cho mở trường mầm non tư thục rồi thu học phí mấy triệu đồng một tháng chỉ có một bộ phận người dân có thu nhập cao mới chi trả được, phải tính đến số đông người dân còn lại”.

Theo Tuệ Nguyễn
Thanh Niên

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.