Trường đại học tung 'chiêu' hút thí sinh

Trước kỳ thi tuyển sinh, HS vào Văn Miếu cầu may. Ảnh: Lê Anh Dũng (VietNamNet)
Trước kỳ thi tuyển sinh, HS vào Văn Miếu cầu may. Ảnh: Lê Anh Dũng (VietNamNet)
Thí sinh giỏi dự thi nhiều trường rồi đến phút chót rẽ ngang. Thí sinh không đăng ký dự thi vào trường và lo ngành học phải đóng cửa khi hết hạn không tuyển đủ chỉ tiêu được giao... là những băn khoăn của nhiều trường ĐH trước mỗi mùa tuyển sinh. Năm nay, để hút thí sinh, nhiều trường đã tung nhiều chính sách để thí sinh chú ý.

Trường đại học tung 'chiêu' hút thí sinh

> Nhiều đại học công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến

Thí sinh giỏi dự thi nhiều trường rồi đến phút chót rẽ ngang. Thí sinh không đăng ký dự thi vào trường và lo ngành học phải đóng cửa khi hết hạn không tuyển đủ chỉ tiêu được giao... là những băn khoăn của nhiều trường ĐH trước mỗi mùa tuyển sinh. Năm nay, để hút thí sinh, nhiều trường đã tung nhiều chính sách để thí sinh chú ý.

Trước kỳ thi tuyển sinh, HS vào Văn Miếu cầu may. Ảnh: Lê Anh Dũng (VietNamNet)
Trước kỳ thi tuyển sinh, HS vào Văn Miếu cầu may.
Ảnh: Lê Anh Dũng (VietNamNet).

Đóng cửa nhiều ngành học

Mấy năm gần đây, tình trạng thiếu nguồn tuyển đã trở nên phổ biến không chỉ ở các trường ngoài công lập mà nhiều trường công cũng "đau đầu" khi thí sinh không đến.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia tuyển sinh, nguyên nhân do "cung" nhiều hơn "cầu" vì quá nhiều trường ĐH mới thành lập.

Chưa kể hàng năm chỉ tiêu của các trường đều tăng nhưng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT không tăng là hệ quả của việc nhiều ngành học mở ra rồi lại...đóng vào.

Tuyển sinh đến 3 đợt, nhưng năm 2010, Trường ĐH An Giang đã ngưng tuyển 5 ngành: Sư phạm (SP) Kỹ thuật công nghiệp, SP Kỹ thuật nông nghiệp, SP Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Chăn nuôi và bậc CĐ SP âm nhạc.

ĐH Đà Nẵng cũng dừng tuyển sinh 11 ngành ở một số trường thành viên, như Cử nhân tiếng Nga, tiếng Thái Lan, SP tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, (ở Trường ĐH Ngoại ngữ); các ngành Kinh tế lao động, Kinh tế và quản lý công, Kinh tế chính trị, Thống kê-Tin học (ở Trường ĐH Kinh tế); Vật liệu và cấu kiện xây dựng (Trường ĐH Bách khoa); SP Giáo dục đặc biệt (Trường ĐH Sư phạm); Công nghệ kỹ thuật công trình thủy (Trường CĐ Công nghệ).

Cũng trong mùa tuyển sinh năm 2010, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM phải thay đổi phương án với những ngành khó tuyển. Trường chuyển chỉ tiêu còn thừa của những ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ sau thu hoạch, Xây dựng cầu đường sang các ngành Quản trị kinh doanh, Kế toán...

Tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu năm 2010 không chỉ ở các trường ngoài công lập.

Trường ĐH Văn hóa TP.HCM có 425 chỉ tiêu nguyện vọng (NV)3 nhưng chỉ nhận được hơn 250 học sinh xét tuyển. Trường ĐH Nông lâm TP.HCM có hơn 1.000 chỉ tiêu xét tuyển NV3 ở cả 3 cơ sở thì đến lúc hết hạn nhận hồ sơ mới chỉ nhận được hơn 400 học sinh.

Không chỉ những trường "top giữa" và "top dưới" khó khăn nguồn tuyển, mùa tuyển sinh năm 2008, do ấn định điểm chuẩn quá cao nên Trường ĐH Y Hà Nội phải chấp nhận tuyển không đủ, vì quy định "không hạ điểm chuẩn, mà điểm xét tuyển các NV sau phải cao điểm hơn NV1".

Nguyên nhân là do thí sinh thi cả 2 khối A, B nên để phút chót không chọn học khối B...Trong 2 năm liên tiếp 2009 và 2010. trường không tuyển NV2, nhưng có xét tuyển NV3 đề phòng thí sinh giỏi không nhập học.

Nhiều hình thức quảng bá "hút" thí sinh

Với các trường ĐH dân lập như Hồng Bàng, Văn Hiến... - thực hiện tuyển đầu vào bằng cách xét tuyển thì hình thức tiếp thị, quảng bá đến với học sinh - năm nay đã trở nên "chuyên nghiệp" hơn.

Ngoài những chương trình tư vấn, hướng nghiệp nghề nghiệp thông thường, năm nay, nhiều trường đã chọn hướng đầu tư kinh phí ngay từ đầu in tờ rơi để giới thiệu, quảng bá rộng rãi cho học sinh THPT trên địa bàn. Có trường còn "chịu chi" bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ để thực hiện một cuốn phim để giới thiệu về lịch sử cũng như các ngành đào tạo.

Còn với các trường công lập, ngoài số chỉ tiêu tăng trong hệ đào tạo theo ngân sách, năm nay đã mạnh dạn công khai tuyển hệ "đào tạo theo nhu cầu xã hội" hay còn gọi là hệ đào tạo ngoài ngân sách.

Để theo học hệ này là những thí sinh có NV1 học tại trường dự thi nhưng kết quả điểm thi thấp hơn điểm chuẩn trường công bố từ 0,5 - 1 điểm với điều kiện, phải đóng 100% học phí không được nhà nước hỗ trợ.

Các trường năm 2010 có hệ đào tạo ngoài ngân sách là ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông.

Năm nay, Trường ĐH Ngoại thương dự kiến sẽ xét tuyển khoảng 300 chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, Học viện Tài chính tuyển 200-300 suất. Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cũng tiếp tục tuyển sinh ngoài ngân sách. Đặc biệt, khối các trường y - dược có nhiều chỉ tiêu cho hệ này.

Trường ĐH Y Hà Nội sẽ tuyển khoảng 150 chỉ tiêu ngoài ngân sách, Trường ĐH Y - Dược TP. HCM dự kiến có tới 500 chỉ tiêu, Trường ĐH Y - Dược Cần Thơ cũng dành tới 450 chỉ tiêu hệ ngoài ngân sách.

Còn ở Trường ĐH FPT, ngoài chính sách cho vay ưu đãi trong quá trình học, năm nay, ngoài chương trình học bổng Nguyễn Văn Đạo, trường sẽ trao học bổng tiến sỹ cho những sinh viên có ý định học lên. Trong số 400 học sinh xuất sắc nhất ở 100 trường THPT hàng đầu cả nước được cấp học bổng Nguyễn Văn Đạo - ĐH FPT sẽ chọn ra 30 em giỏi nhất để cấp học bổng đào tạo bậc tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính, với thời gian đào tạo ở cả trong và ngoài nước.

30 học sinh xuất sắc nhất trúng tuyển vào ĐH FPT sẽ được nhận học bổng toàn phần đào tạo từ cử nhân lên thẳng tiến sĩ, với tổng giá trị quỹ lên tới 5 triệu USD.

Trước đó, mùa tuyển sinh năm 2010 Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) đã treo thưởng cho thủ khoa đạt điểm 30/30 là 30 triệu đồng. Những á khoa có tổng điểm ba môn thi đạt 29,5 được nhận 10 triệu đồng suất học bổng 5 triệu đồng sẽ được trao cho những thí sinh thi đạt 29 điểm.

Tương tự, cũng trong mùa tuyển sinh năm 2010, Trường ĐH Ngoại thương cũng áp dụng chính sách tặng học bổng 10 triệu đồng cho thủ khoa các khối A, D và 5 triệu đồng cho á khoa các khối...

Theo Kiều Oanh
VietNamNet

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG