Con người có thể 'nói chuyện' với cá heo

Con người có thể 'nói chuyện' với cá heo
TPO - Các nhà nghiên cứu đã bắt tay hiện thực hóa công nghệ mới, sớm cho phép con người và cá heo giao tiếp với nhau.

Cá heo vốn được các nhà khoa học đánh giá là loài động vật thông minh nhất trên trái đất. Trong tương lai không xa, với sự trợ giúp của phần mềm “phiên dịch” dưới nước mới được phát triển, con người và cá heo thực sự có thể nói chuyện và hiểu lẫn nhau.

Được trang bị máy tính chống nước, các thợ lặn có thể giải mã tiếng kêu của cá heo, sau đó tạo ra tín hiệu trả lời tương tự, tạp chí Scientist đăng tin khẳng định.

Dự án về công nghệ giải mãi tín hiệu này tên CHAT, do nhà khoa học Denise Herzing, nhà sáng lập dự án Cá voi Hoang dã, và Thad Starner, nhà nghiên cứu trí thông minh nhân tạo tại Viện Công nghệ Georgia, ở Atlanta (Mỹ), dẫn đầu. Mục tiêu cuối cùng của CHAT là phát minh một thứ ngôn ngữ chung, sử dụng những âm thanh được phát ra tự nhiên từ cá heo hoang dã.

Trên thực tế, con người đã có thể nhận tín hiệu giao tiếp của cá heo từ năm 1960. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cá heo có thể nắm bắt được khoảng 100 từ ngữ của con người và có thể giải mã những câu mệnh lệnh đơn giản như “mang ván trượt tới cho chủ”.

Theo bà Herzing, những nỗ lực trước kia của con người để nói chuyện với cá heo mới chỉ đạt được được một chiều. “Các nhà khoa học đã phát minh ra hệ thống và mong rằng cá heo có thể học theo nó. Tuy nhiên, cá heo vẫn chưa đủ trí lực để sử dụng hệ thống để truyền đạt những yêu cầu đối với con người”. Vì vậy, từ năm 1998, bà Herzing và đồng nghiệp đang cố gắng tạo ra hệ thống giao tiếp hai chiều.

Cùng với sự giúp đỡ của sinh viên, Starner đang trong công đoạn hoàn thiện một thiết bị mẫu, gồm một máy tính có kích thước chỉ bằng một smartphone và hai thiết bị hyrdophone có thể dò tìm âm thanh của cá heo.

Như vậy, thợ lặn có thể đeo thiết bị trong bộ vỏ chống nước trước ngực. Khi thiết bị hydrophone bắt được tín hiệu của cá heo, đèn LED gắn trên mặt nạ của thợ lặn sẽ phát sáng. Thợ lặn có thể sử dụng Twiddler, một loại bàn phím tích hợp chuột, để trả lời cá deo.

Tuy nhiên, hệ thống này gặp không ít trở ngại để áp dụng thực tế. Đầu tiên, cá heo có thể tạo âm thanh có âm lượng lên tới 200 kilohertz, cao hơn rất nhiều so với khả năng chịu đựng của tai con người.

Hơn nữa, chúng có thể liên tục thay đổi âm lượng, cũng như hướng phát âm thanh mà không cần di chuyển đầu. Tất cả những yếu tố nên được xem xét trong dự án CHAT.

Hai nhà khoa học Herzing và Starner kỳ vọng vào thành công của CHAT. Những đợt thử nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành từ giữa năm nay.

Gia Bảo
Theo DigitalTrends

Theo Dịch
MỚI - NÓNG