Trường huyện có bốn thủ khoa

Cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 và 4 thủ khoa Ảnh: Phạm Duẩn
Cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 và 4 thủ khoa Ảnh: Phạm Duẩn
TP - Kỳ thi đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm nay trở thành một sự kiện đối với trường THPT Vĩnh Bảo (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), khi có tới bốn thủ khoa và một á khoa. Đặc biệt hơn, cả năm học sinh này học chung một lớp.

> ĐH Công nghiệp Hà Nội có 1.400 bài thi bị điểm 0

Cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 và 4 thủ khoa Ảnh: Phạm Duẩn
Cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 và bốn thủ khoa. Ảnh: Phạm Duẩn.
 

Năm nào cũng có thủ khoa, á khoa

Đó là lớp 12A1, trường THPT Vĩnh Bảo (Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Trong đó, em Phạm Mạnh Trường đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa HN. Em Lê Thị Thu Hường đỗ thủ khoa ĐH Y Hải Phòng. Em Nguyễn Bích Hòa đỗ thủ khoa ĐH Lâm nghiệp. Em Phạm Ngọc Quân đỗ thủ khoa ĐH Hải Phòng (khối B). Em Vũ Trung Đức đỗ á khoa ĐH Sài Gòn. Cả 4 thủ khoa này đều đỗ cùng lúc hai trường ĐH với số điểm rất cao.

Chiều qua (29-7), thầy và trò lớp 12A1 vui mừng khi biết tin tất cả 54 học sinh (HS) của lớp đều đỗ ĐH. Thống kê đến thời điểm này, đã có tới hơn một nửa số học trò trường THPT Vĩnh Bảo đỗ ĐH. Tuy là một trường ở huyện thuần nông nhưng qua 6 năm liền, trường THPT Vĩnh Bảo có đến 13 HS đỗ thủ khoa và nhiều HS đỗ á khoa các trường ĐH.

Chúng tôi gặp 4 thủ khoa năm nay tại sân trường. Vẫn áo đồng phục giản dị, gương mặt hồn nhiên, chất phác của con nhà nông. Phạm Mạnh Trường, thủ khoa ĐH Bách khoa HN có hoàn cảnh khó khăn hơn cả. Bố đi làm thuê xa nhà, mẹ lo việc đồng áng. Hằng ngày, ngoài giờ học, Trường vẫn phải phụ giúp, quán xuyến công việc nhà giúp gia đình. Ước mơ của em là trở thành lập trình viên tin học.

Lê Thị Thu Hường, thủ khoa ĐH Y Hải Phòng, lại mong muốn “trở thành bác sĩ để chữa bệnh giúp bệnh nhân nghèo. Đỗ thủ khoa ĐH Lâm nghiệp, nhưng Hòa dự định sẽ học kế toán tại ĐH Kinh tế Quốc dân HN.

Tân thủ khoa ĐH Hải Phòng Phạm Ngọc Quân cũng sẽ chuyển sang học khoa Điện tử Viễn thông, ĐH Bách khoa HN. Hòa và Quân tâm sự: “Bọn em theo chúng bạn thi thêm ĐH Lâm nghiệp và ĐH Hải Phòng chứ không có ý định học ở các trường này”.

Học lấy kiến thức chứ đâu chỉ để thi

“HS trường Vĩnh Bảo có đầu vào khá thấp, kém hơn hẳn các trường nội thành. Cơ sở vật chất lại càng kém xa. Phụ huynh và các em học sinh chủ yếu làm nông nghiệp không có nhiều tiền đầu tư cho việc học như ở nội thành đâu”, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Kiên tâm sự.

Điều kiện dạy học khó khăn, nên trường Vĩnh Bảo vẫn bị “chảy máu chất xám” khi nhiều thầy cô dạy giỏi xin chuyển ra các trường nội thành. Khi quyết định bám trụ lại trường, các thầy cô chỉ có tâm nguyện dạy học trò bằng cả tấm lòng.

Học sinh con nhà nông nơi đây phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, thành tích học tập có được là nhờ truyền thống hiếu học với ước mơ: Học để thoát nghèo. “Chúng tôi không đặt ra hay ép HS học để đoạt giải quốc gia, quốc tế mà trên hết là sự tự nguyện. Học để lấy kiến thức chứ đâu chỉ để đi thi...”, thầy Kiên nói.

Cảm động hơn nữa là tình thầy trò như ruột thịt. Mới đây, thấy hoàn cảnh gia đình em Lê Trung Kiên (thủ khoa ĐH Bách khoa HN năm 2009) quá nghèo không thể đi học, vợ chồng thầy cô giáo Nguyễn Văn Tiến và Hồ Thị Lê (cựu giáo viên trường THPT Vĩnh Bảo) đã dành 30 triệu đồng tặng em Kiên. Số tiền không nhiều nhưng ở một vùng quê thuần nông như Vĩnh Bảo lại là cả một tài sản lớn.

Có lẽ chính từ tình cảm thầy trò như cha mẹ với con và phương pháp dạy học không đặt nặng thành tích lên vai học trò đã tạo ra kì tích của trường THPT Vĩnh Bảo. Hai năm học gần đây nhất, HS trường THPT Vĩnh Bảo luôn đỗ tốt nghiệp 100%, trong đó tỉ lệ HS tốt nghiệp loại giỏi đứng hàng đầu đất Cảng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.