Phép thử 100 con rùa

Phép thử 100 con rùa
TP - 102 cá thể rùa biển ướp lạnh ngốn không biết bao nhiêu tiền điện ở tỉnh Bình Định từ hơn tháng nay đang được các nhà bảo tồn chờ đợi xem chúng sẽ được xử lý thế nào khi mà pháp luật còn để hở nhóm hành vi này.

> Vinh danh nhóm cứu chữa Rùa Hoàn Kiếm
> Rùa Đồng Mô có thể sổng lần nữa
> Lưỡi câu chùm lại đe dọa 'cụ' Rùa

Số rùa ấy được Bình Định tịch thu vào cuối tháng 7 vừa rồi. Chúng đã chết nhưng vẫn có giá trị kinh tế rất cao. Bán đấu giá để tăng ngân sách nhà nước hay để bù đắp chi phí bắt giữ là hợp lý, nhất là khi chưa có văn bản nào cấm.

Dù thế, bán đấu giá, dù với bất cứ lý do, mục đích gì đi nữa thì vẫn là bán, vẫn nằm trong mạng lưới săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã. Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là chặn đứng, cắt đứt mạng lưới này chứ không phải tham gia vào đó với tư cách của một người hợp thức hóa các sản phẩm phi pháp thông qua việc bán đấu giá các tang vật tịch thu.

Nhiệm vụ của các cơ quan thực thi pháp luật không phải là làm tăng ngân sách nhà nước mà là làm cho nhân dân thấy pháp luật được thực thi.

Về nguyên tắc, các khung hình phạt đưa ra đã tính tới vấn đề ngân sách ở đây. Nếu trong trường hợp cần tăng nguồn thu cho ngân sách từ các vụ vi phạm pháp luật thì, trước hết, các nhà hoạch định chính sách và các nhà làm luật cần tăng khung hình phạt lên cao hơn; còn các nhà thực thi pháp luật nên áp dụng mức phạt cao nhất có thể. Điều này còn mang đến hiệu quả răn đe đối với những người vi phạm nói riêng và cả cộng đồng nói chung.

Do khung khổ pháp lý về xử lý tang vật đối với các loài thủy sinh vẫn chưa đầy đủ, các cơ quan chức năng thường có nhiều cách xử lý theo kiểu lệ làng, mỗi địa phương mỗi khác. Không bán đấu giá chúng là chung tay góp phần làm cho biển quê hương sớm phục hồi và duy trì được đa dạng sinh học, thay vì mai sau chỉ còn thấy những vùng biển chết.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.