Công bố bức thư đầu tiên của Hitler về người Do Thái

Công bố bức thư đầu tiên của Hitler về người Do Thái
TPO - Theo CNN, ngày 7 - 6, bảo tàng trung tâm Los Angeles (Mỹ) vừa công bố bức thư đầu tiên do trùm phát xít Đức - Adolf Hitler - viết năm 1919 về chiến dịch tiêu diệt người Do Thái.

Bức thư dài bốn trang, được viết bằng mực, đề tháng 9 - 1919, khi Hitler 20 tuổi. Góc trái bên dưới của thư có chữ ký rõ ràng.

Trong thư, Hitler vạch ra những hướng đi để “bài trừ” người Do Thái bằng cách xây dựng một chính quyền mạnh.

Trong thư có đoạn: “... Chủ nghĩa bài Do Thái ra đời hoàn toàn có lý do của nó. Cuộc chiến pháp lý có hệ thống xóa bỏ các đặc quyền của người Do Thái cần sớm được đưa ra. Dù hiện tại “diệt tận gốc" người Do thái vẫn còn là một khó khăn nhưng mục tiêu đã vạch ra thì nhất định sẽ làm được”.

Hitler đổ lỗi cho người Do Thái và cho rằng, người Do thái phản bội người Đức. Ông “minh họa” trong bức thư rằng, hàng ngàn năm qua, người Do Thái đã "quan hệ cận huyết” dẫn đến “chủng bệnh lao” lây lan toàn cầu.

Giáo sư sử học Sauk Friedlander, tác giả đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm Holocaust cho biết: Đây là văn bản đầu tiên của Hitler về người Do Thái, giải đáp niềm đam mê chính trị của con người này.

Còn theo đánh giá của tác giả người Anh, Ian Kershaw, bức thư này là đầu mối quan trọng ra đời trong thời kỳ thai nghén của chiến dịch, mở đường cho cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler.

Bức thư được tổ chức nhân quyền Do Thái (tại New York, Mỹ) công bố và hiện được trưng bày tại bảo tàng Simon Wiesenthal, trung tâm Los Angeles (Mỹ).

Nguyễn Thủy
Theo DM, CNN

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.