Kim cương đến từ sao băng đen - báu vật

Kim cương đến từ sao băng đen - báu vật
Truyền thuyết xa xưa kể lại rằng, kim cương đen là loại đá quý duy nhất không xuất hiện trên trái đất theo cách thông thường như các loại đá quý khác mà là được hình thành từ một vụ nổ sao băng, rơi xuống trái đất theo các cơn mưa thiên thạch.
Kim cương đến từ sao băng đen - báu vật ảnh 1

Điện thoại Vertu Signature bằng vàng được trang trí bởi 644 viên kim cương trắng và 428 viên kim cương đen.

Bởi thế cho nên, bản thân kim cương đen đã mang trong nó những giá trị thần bí và được người đời suy tôn là báu vật của Chúa trời, là kiệt tác đến từ vũ trụ với tuổi đời lên tới 3,8 tỷ năm.

Chính vì là loại đá quý duy nhất không tuân theo qui luật hình thành khoáng sản tự nhiên nên kim cương đen hầu như không bao giờ được tìm thấy trên các cánh đồng mỏ hay những khu vực chứa nhiều loại khoáng sản giá trị.

Kim cương đen chỉ được tìm thấy ở Nam Mỹ (Brazil) và Cộng hoà Trung Phi, bởi khi đó 2 lục địa này vẫn là một dải thống nhất chưa bị tách rời như bây giờ. 

Tuy nhiên, hơn cả những giá trị quý hiếm hay sang trọng, kim cương đen còn sở hữu một giá trị vô giá khác mà không một loại đá quý nào có được, đó là khả năng hòa hợp.

Truyền thuyết Ấn Độ kể lại: mỗi khi xảy ra mâu thuẫn hay chiến tranh giữa các bộ tộc, người ta chỉ cần chạm vào viên đá đen màu nhiệm là mọi mâu thuẫn dường như được hoá giải. Bởi thế, người Ấn Độ cổ luôn có một niềm tin mãnh liệt vào quyền lực của sắc đen thăm thẳm từ viên đá đen kì diệu, vì nó chứa đựng những sức mạnh đặc biệt có thể hoá giải mọi mâu thuẫn và dung hoà những mặt đối lập giữa vạn vật của tạo hóa.

Thuật phong thủy lại tin rằng, sở hữu kim cương đen là bạn đang sở hữu nguồn năng lượng mạnh mẽ và vĩnh cửu của đất và nước (trong ngũ hành màu đen thuộc hành thủy) - nguồn năng lượng được coi là sẽ đem lại tiền tài, danh vọng và quyền uy cho người sở hữu.

Vì vậy, từ lâu, kim cương đen đã trở thành món trang sức biểu trưng cho vị thế hoàng tộc, là niềm kiêu hãnh của các bậc vương tôn và là viên đá màu nhiệm giúp đem lại may mắn trong kinh doanh của các thương gia.

Riêng trong lĩnh vực thời trang, thương hiệu cao cấp hay các nhà thiết kế nổi tiếng đều coi kim cương đen như một cảm hứng mới để cho ra đời những sản phẩm dành riêng cho giới thượng lưu.

Từ chiếc túi Cleopatra của Lana Marks đính 1.500 viên kim cương đen và trắng có giá 100.000 USD, hay chiếc áo ngực trị giá 5.000.000USD của Victoria Secret được kết từ 3.900 viên đá quý, trong đó chủ yếu là kim cương đen với điểm nhấn là cặp kim cương đen nặng 100 carat, cho đến những chiếc điện thoại của Goldvist hay Vertu, cũng phải nhờ tới sức cuốn hút huyền bí và mạnh mẽ của kim cương đen để đưa sản phẩm của mình lên vị trí độc tôn trong lãnh địa những tuyệt phẩm…

Khoác lên mình màu đen, kim cương đen mang đến cho người ta cảm nhận về một phong thái lịch lãm, sang cả, quyền uy và rất thời thượng cùng một chiều sâu và sức lôi cuốn rất khó diễn tả - một vẻ đẹp tổng hòa của tất cả mọi vẻ đẹp.

Hàng ngàn năm qua, niềm say mê ấy vẫn không hề thay đổi. Kim cương đen đang ngày càng trở nên quý hiếm và vẫn luôn là một trong những món trang sức huyền bí tượng trưng cho quyền uy và sự giàu sang.

Điện thoại Vertu Signature bằng vàng được trang trí bởi 644 viên kim cương trắng và 428 viên kim cương đen.

Kim cương đến từ sao băng đen - báu vật ảnh 2
Siêu mẫu Brazil Adana Lima

Siêu mẫu Brazil Adana Lima diện chiếc áo ngực vô cùng xa xỉ của thương hiệu Victoria’ Secret được kết từ 3.900 viên đá quý trong đó chủ yếu là kim cương đen với điểm nhấn là cặp kim cương đen nặng 100 carat hình giọt nước

Lan Phương
Nguồn UNIQUE Jewelry

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.