Phát hiện nhiều chiêu đẩy giá sữa

Phát hiện nhiều chiêu đẩy giá sữa
TP - Trung tâm Thông tin, Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo kết quả kiểm tra thị trường sữa những tháng đầu năm. Báo cáo cho hay, các hãng sữa (cả nhập khẩu và sản xuất trong nước) đều tăng giá 5-15%.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo bản đánh giá này chính tâm lý tiêu dùng của người Việt đã gián tiếp đẩy giá sữa lên cao. Với tâm lý lựa chọn “sản phẩm đắt nhất là tốt nhất”, người tiêu dùng Việt đã tạo điều kiện cho các đại lý, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu lợi dụng để tăng giá, tăng lợi nhuận.

Theo báo cáo, tại thời điểm “sale off” (bán hạ giá) “cận date” (gần hết hạn sử dụng) của mặt hàng sữa, các nhà sản xuất có thể sẽ giảm giá sản phẩm tới 50%, nên nhiều doanh nghiệp Việt tranh thủ nhập khối lượng lớn, sữa giá thấp. Tuy nhiên, sữa đến tay người tiêu dùng thì giá vẫn cao. Điển hình tại thời điểm cuối tháng 3-2010, giá một hộp sữa Ensure 900 gram bán tại hệ thống phân phối là 434 nghìn đồng/hộp. Trong khi đó nếu cộng các chi phí liên quan, hộp sữa này có giá chỉ 380 nghìn đồng.

Báo cáo cũng khẳng định có yếu tố trục lợi của các nhà sản xuất và kinh doanh sữa. Trong mỗi đợt tăng giá vừa qua, các doanh nghiệp sữa luôn khống chế để mức tăng dưới 20%, thậm chí mức tăng mỗi lần chỉ là 5-7%, nhưng tăng làm nhiều đợt để lách các quy định về quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa.

Để quản lý thị trường sữa hiệu quả hơn, báo cáo đề xuất xem xét điều chỉnh nâng thuế nhập khẩu đối với sữa thành phẩm có hàm lượng dinh dưỡng tương đồng với sữa trong nước và phân chia các nhóm sữa theo hàm lượng dinh dưỡng để áp dụng thuế nhập khẩu theo mức khác nhau.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.