Tôm chết, môi trường bị đầu độc

Nước thải hồ tôm không qua xử lý, thải ra ven biển Phong Điền, gây bệnh trở lại cho nhiều khu nuôi. Ảnh: Ngọc Văn
Nước thải hồ tôm không qua xử lý, thải ra ven biển Phong Điền, gây bệnh trở lại cho nhiều khu nuôi. Ảnh: Ngọc Văn
TP - Chưa khi nào tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) ven biển TT- Huế lại diễn ra ồ ạt, vượt tầm kiểm soát quy hoạch của cơ quan chức năng như hiện nay. Lợi ích chưa thấy nhiều, nhưng thất bại đang hiển hiện trước mắt.
Nước thải hồ tôm không qua xử lý, thải ra ven biển Phong Điền, gây bệnh trở lại cho nhiều khu nuôi. Ảnh: Ngọc Văn
Nước thải hồ tôm không qua xử lý, thải ra ven biển Phong Điền,
gây bệnh trở lại cho nhiều khu nuôi. Ảnh: Ngọc Văn.


Nuôi ồ ạt, chết tràn lan

Cuối tháng 9, tại TT- Huế rộ lên tình trạng tôm TCT bị chết hàng loạt, thiệt hại lớn chưa từng thấy, kể từ khi loài thủy sản mới này được đưa về thả nuôi tại các huyện ven biển. Phát triển hơn 300 ha hồ nuôi tôm TCT, vùng Ngũ Điền, huyện Phong Điền là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, với gần 100 ha bị nhiễm bệnh, người nuôi mất trắng gần 20 tỷ đồng.

Tôm TCT chết tràn lan tại Ngũ Điền được giải thích bằng nhiều nguyên nhân như: thời tiết bất thường, thiếu kinh nghiệm nuôi, nguồn giống không rõ ràng và chưa qua kiểm dịch. Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia môi trường, tôm chết hàng loạt là do nguồn nước ven biển bị đầu độc bởi chính hoạt động xả thải trực tiếp từ các khu nuôi thẳng ra biển. Nước biển nhiễm bẩn, mang mầm bệnh, được các chủ nuôi hút trở lại hồ đã làm lây lan nhanh bệnh tôm ra diện rộng. Lãnh đạo nhiều xã ven biển Phong Điền cũng đã thừa nhận thực tế này.

Ông Võ Văn Khánh (dân nuôi tôm xã Phong Hải) cho biết, do nước biển nhiễm bẩn từ các hồ nuôi xả ra, sau khi lấy vào hồ để thay nước lần đầu, tôm giống sau 30 ngày thả lập tức bị bệnh. Dùng thuốc xử lý, tôm trở lại bình thường. Tuy nhiên, nước hồ sau khi được thay lần hai từ nguồn nước biển đã tiếp tục làm tôm nuôi nhiễm bệnh. Ông Khánh nói: “Chỉ sau một đêm thay phải nước bẩn, tôm của gia đình tui chết nổi trắng hồ, thiệt hại lên đến 300 triệu đồng”.

 Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Phong Điền đã phát hiện, đình chỉ nuôi tôm TCT đối với 19 nhóm hộ vi phạm về xử lý nước thải. Theo ông Nguyễn Đại Vui, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền: Không chỉ người dân mà nhiều doanh nghiệp cũng chưa bảo đảm các điều kiện về quy trình nuôi. “Sắp tới, chúng tôi kiên quyết đình chỉ nuôi đối với những trường hợp không tuân thủ quy trình, hoặc vi phạm xả thải và thiếu trách nhiệm bảo vệ môi trường”.

Cà Mau:

Thiệt hại mùa tôm

Tính đến thời đểm này, tỉnh Cà Mau thiệt hại hơn 1.500 ha lúa trên đất nuôi tôm. Diện tích lúa- tôm bị thiệt hại nhiều nhất là huyện Cái Nước hơn 500 ha, kế đến là huyện Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau.

 
MỚI - NÓNG