Làng nghề còn một gia đình

Hộ gia đình ông Lượng cố gắng giữ nghề của tổ tiên. Ảnh: Nguyễn Thành
Hộ gia đình ông Lượng cố gắng giữ nghề của tổ tiên. Ảnh: Nguyễn Thành
TP - Làng Đông Yên, xã Duy Trinh (Duy Xuyên, Quảng Nam) mấy trăm năm nay nổi tiếng về nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa nhưng nay chỉ còn duy nhất một hộ ươm tơ...
Hộ gia đình ông Lượng cố gắng giữ nghề của tổ tiên. Ảnh: Nguyễn Thành
Hộ gia đình ông Lượng cố gắng giữ nghề của tổ tiên.
Ảnh: Nguyễn Thành .

Hộ duy nhất trong thôn còn giữ nghề ươm tơ là gia đình ông Đoàn Lượng, 56 tuổi. Nhưng ông Lượng cũng không còn trồng dâu nuôi tằm nữa mà nhập kén từ nơi khác về ươm lấy tơ. Và cơ sở của ông cũng chỉ làm cầm chừng bởi lượng kén cũng không đủ để hoạt động liên tục. Vợ ông, bà Đặng Thị Phụ cũng là người thợ duy nhất của thôn Đông Yên còn biết cách ươm tơ.

"Nghề này đã bao đời nuôi sống gia đình tôi. Bỏ nghề thì mang tội với ông bà tổ tiên. Giờ cũng chỉ hoạt động cầm chừng, lấy công làm lời thôi", ông Lượng cho biết. Vì kén phải nhập từ nơi khác, giá nhân công tăng cao nên nhiều hộ đành bỏ nghề. Để duy trì nghề truyền thống, ông Lượng cũng lắm phen khốn đốn, nợ nần. Năm 2005, HTX Ươm tơ Duy Trinh, điểm tựa duy nhất của nông dân cũng bị giải thể, làng nghề bắt đầu mai một từ đó trong sự nuối tiếc của con cháu Bà Chúa tằm tang.

Tương tự với lụa Đông Yên, làng gốm Quế An, xã Quế An (Quế Sơn, Quảng Nam) cũng trong tình trạng chết dần. Quế An còn được gọi bằng cái tên dân dã khác là "làng nồi đất", một thời hưng thịnh với hơn 100 hộ dân và hàng chục nghệ nhân sống gắn bó với nghề.

Thôn Đông Yên có hơn 620 hộ, trước đây gần 80% dân trồng dâu nuôi tằm. Trước năm 2005, diện tích trồng dâu của thôn hơn 120 ha, giờ đây sau quá trình bảo tồn, làng Đông Yên chỉ còn lại một hộ ươm tơ, toàn xã chỉ còn lại không quá 3ha đất trồng dâu và diện tích này đang dần bị thu hẹp.  

Sản phẩm gốm Quế An như lu, nồi, ang, ấm... nổi tiếng có mặt khắp các khu chợ trong và ngoài tỉnh. Nhưng giờ đây, cả làng nghề chỉ còn mỗi cụ Phạm Thị Sơn (85 tuổi, thôn Thắng Tây) gắn bó với nghề. Hằng ngày cụ Sơn và các nghệ nhân trong thôn tụ tập làm gốm cũng chỉ để cho đỡ nhớ nghề. Lớp trẻ của thôn hầu hết không biết đến nghề truyền thống của cha ông.

Làng nghề Đông Yên từng nằm trong quy hoạch bảo tồn làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam. Đã có hẳn một đề án triển khai việc bảo tồn phát triển cho Đông Yên. Gần 1 tỷ đồng được đầu tư xây dựng đường từ trung tâm xã vào tận thôn, cùng với đó là dự án phát triển các bãi đỗ xe, phòng trưng bày giới thiệu truyền thống đã được quy hoạch. Tuy nhiên đến nay sau bao năm triển khai, dự án đã ngừng hẳn còn làng nghề thì đang từng ngày chết đi trong vô vọng.

Ông Đoàn Công Vân - Phó Chủ tịch xã Duy Trinh cho biết: "Đầu tư cho Đông Yên với hi vọng làng nghề sẽ được hồi sinh nhưng tất cả đều vô vọng". Dân làng bỏ nghề, HTX ươm tơ Duy Trinh phá sản trong sự bất lực của chính quyền địa phương. Nguyên nhân chính vẫn do việc bảo tồn làng nghề chưa gắn với nhu cầu của dân.

Đất trồng dâu của Đông Yên giờ nhường chỗ cho đất trồng hoa màu, giá tơ tằm truyền thống trên thị trường không cạnh tranh nổi với tơ tằm công nghiệp, tơ tằm Trung Quốc.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.