'Liên hiệp' xây dựng lao đao

Ông Dương Sanh (70 tuổi) nói: “Dự án chung cư Tân Mỹ lình xình hoài không xong”. Ảnh: Đại Dương
Ông Dương Sanh (70 tuổi) nói: “Dự án chung cư Tân Mỹ lình xình hoài không xong”. Ảnh: Đại Dương
TP - Siết chặt tín dụng cho vay phi sản xuất (kể từ 1-7) đã đẩy liên hiệp xây dựng gồm kinh doanh địa ốc, nhà thầu, sản xuất vật liệu xây dựng vào thế khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản.

> Bất động sản Hà Nội: 70% dự án giảm giá bán

Bài 1: Hàng nghìn tỷ đồng 'chôn' cùng địa ốc

Ông Dương Sanh (70 tuổi) nói: “Dự án chung cư Tân Mỹ lình xình hoài không xong”. Ảnh: Đại Dương
Ông Dương Sanh (70 tuổi) nói: “Dự án chung cư Tân Mỹ lình xình hoài không xong”. Ảnh: Đại Dương.
 

Các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc tại TPHCM chôn hàng nghìn tỷ đồng với những dự án dở dang và rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Chôn chân, chôn vốn

Chỉ tay về phía tòa nhà chung cư cao tầng nằm sát chợ Tân Mỹ, phường Phú Thuận (quận 7, TPHCM), ông Dương Sanh (70 tuổi), một người kinh doanh ở khu vực này nói: “Bao lâu nay lình xình mãi mà xây không xong”. Đó là dự án chung cư Tân Mỹ, cao 10 tầng của một công ty địa ốc có trụ sở tại quận 3. Từ nhiều tháng qua, dự án ngừng thi công và được vây lại bằng những vật liệu cũ, bên trong chỉ có vài bảo vệ trông coi.

Quận 7 là địa bàn đang được xem là “đại công trường” của TPHCM với hàng trăm dự án đang triển khai ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, không ít dự án đang xây dựng dở dang phải đứng “chôn chân”, phần lớn vì chủ đầu tư gặp khó khăn về vốn.

Ngay tại ngã tư cầu vượt Phú Mỹ -đường Huỳnh Tấn Phát có đến 2 dự án xây dựng nhà ở, văn phòng cao tầng trong tình trạng dở dang vì phải dừng lại từ mấy tháng nay. Một trong hai dự án là của công ty TNHH TV-TK Hưng Gia Thịnh. Theo kế hoạch, dự án hoàn thiện vào cuối năm 2009 nhưng đến nay mới xong phần khung xương.

Đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều dự án bất động sản hiện nay trên địa bàn TPHCM. Tổng Giám đốc một doanh nghiệp cổ phần hoạt động về lĩnh vực đầu tư địa ốc có trụ sở chính tại quận 1, bà H.D (đề nghị không nêu tên) cho biết, công ty bà có 5 dự án địa ốc đã và đang triển khai ở nhiều mức độ nhưng tất cả đều phải tạm ngưng hoặc kéo dãn tiến độ thi công.

Bà Vũ Hồng Thảo, đại diện doanh nghiệp Long Hưng Phát cho biết, dự án căn hộ cao cấp kết hợp trung tâm thương mại 20 tầng của công ty bà đầu tư tại quận Tân Bình (TPHCM) lẽ ra hoàn tất vào cuối năm nay, song vì lãi suất tăng cao, lại khó vay và thêm một vài lý do chủ quan khác khiến dự án bị giậm chân tại chỗ sau khi mới xong phần móng.

Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản TPHCM, 90% dự án tại thành phố này đang tạm dừng giai đoạn 2.

Bà H.D cũng cho biết một số sự án khác của công ty đã tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng 60-70% khối lượng cũng chưa thể triển khai tiếp tục. Riêng dự án xây dựng căn hộ tại Tân Bình của công ty do bà làm tổng giám đốc đã đóng 250 tỷ đồng tiền sử dụng đất. “Tính sơ bộ, hàng trăm tỷ đồng đã đầu tư đang bị chôn trong các dự án địa ốc” - bà H.D nói.

Theo bà tổng giám đốc, công ty đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Muốn tiếp tục “đi tới” nhưng không được vì tiếp cận vốn ngân hàng quá khó, và nếu có vay được thì cũng không hiệu quả bởi lãi suất quá cao; trong khi đó, sản phẩm cũng không có người mua. Ngược lại, công ty muốn thoái lui cũng không xong bởi trong tình trạng địa ốc đóng băng như hiện nay, muốn bán lại dự án cũng không dễ vì phần lớn doanh nghiệp đều cũng gặp khó khăn về vốn và đầu ra sản phẩm.

Nhiều công ty kinh doanh địa ốc khác cũng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan với hàng nghìn tỷ đồng đã bị “chôn” trong các dự án, thậm chí có doanh nghiệp “chôn” trên 3.000 tỷ đồng.

“Giảm chất lượng sản phẩm có thể giải quyết bài toán trước mắt nhưng sẽ là thảm họa cho tương lai”- bà Thảo cảnh báo.

Tìm lối thoát

Để tiếp tục cứu vãn tình hình, nhiều chủ đầu tư dự án chấp nhận bán giá thấp. Theo ông Lê Hồng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, các DN đang chấp nhận bán hòa vốn, để cắt lỗ. Phương án bán lỗ còn tốt hơn việc hàng ngày phải vay ngân hàng với lãi suất 25%/năm.

Nhiều chủ đầu tư khác chấp nhận cho khách nợ đến hai năm, nếu khách không muốn mua nữa vẫn được hoàn lại tiền và số tiền nộp được đảm bảo bằng USD. Nhiều chủ dự án cũng đưa ra chương trình cạnh tranh với lãi suất ngân hàng nhằm hút tiền nhàn rỗi.

Chẳng hạn, có dự án nếu khách mua nhà nộp trước 70% số tiền mua nhà sẽ được hưởng lãi suất 25%/năm, như vậy người mua cùng lúc vừa có nhà lại vừa được hưởng lãi suất cao thay vì gửi tiết kiệm. Còn chủ đầu tư có nguồn tiền mặt sử dụng nhưng không phải vay ngân hàng với lãi suất cao, có nơi lên tới 30%/năm.

Bà Nguyễn Thị Thu Hòa-GĐ Cty Khang Điền cho rằng cạnh tranh về lãi suất nhằm đánh vào tâm lý của khách hàng cũng là giải pháp cho chủ đầu tư hiện nay.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.