Loại khéo nhà thầu nội

Loại khéo nhà thầu nội
“Để được tham gia đấu thầu, các nhà thầu phải tham gia ít nhất 2 hợp đồng trong vòng 5 năm, mỗi hợp đồng có giá trị ít nhất là 40 triệu euro - tương đương với 1.080 tỉ đồng”, đây là một trong những tiêu chí về năng lực trong hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế gói thầu xây lắp số 2: Các ga trên cao thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP.Hà Nội do Ban Dự án đường sắt đô thị HN phát hành.

Mời thầu quốc tế tại Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội:

Loại khéo nhà thầu nội

“Để được tham gia đấu thầu, các nhà thầu phải tham gia ít nhất 2 hợp đồng trong vòng 5 năm, mỗi hợp đồng có giá trị ít nhất là 40 triệu euro - tương đương với 1.080 tỉ đồng”, đây là một trong những tiêu chí về năng lực trong hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế gói thầu xây lắp số 2: Các ga trên cao thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP.Hà Nội do Ban Dự án đường sắt đô thị HN phát hành.

Phối cảnh nhà ga trên cao thuộc tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP.Hà Nội
Phối cảnh nhà ga trên cao thuộc tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP.Hà Nội.
Ảnh: minh họa - Internet

Nhìn vào tiêu chí này, hầu hết các nhà thầu VN đều ngao ngán lắc đầu vì biết rằng đây là cách mà chủ đầu tư “loại” khéo các nhà thầu trong nước ngay từ “vòng gửi xe”.

Chơi khó nhà thầu nội

Ngày 23.6.2011, Ban Dự án đường sắt đô thị Hà Nội phát hành hồ sơ mời sơ tuyển – quốc tế gói thầu xây lắp số 2: Các ga trên cao; thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội; có tiêu chí về năng lực – biểu 4.2. (a) Các hợp đồng có quy mô và tính chất tương tự như sau: “Tham gia với tư cách thầu chính, thầu chính quản lý, hay thầu phụ, trong ít nhất hai (2) hợp đồng trong vòng năm (5) năm qua, mỗi hợp đồng có giá trị ít nhất 40.000.000EUR hay tương đương 1.080 tỉ đồng mà hiện nay chúng đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành và tương tự như công trình được đề xuất. Tính tương tự phải dựa trên quy mô vật chất, độ phức tạp, phương pháp, công nghệ hoặc các đặc điểm khác như mô tả trong phần VI, phạm vi hợp đồng”.

Nhiều nhà thầu trong nước sau khi xem hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu quốc tế này chỉ biết cười méo miệng vì hiểu rằng đây chính là cách chủ đầu tư “loại” khéo họ ngay từ “vòng gửi xe”. Bản chất của gói thầu số 2 này không có gì phức tạp, không đòi hỏi công nghệ cao vì đây chỉ là thiết kế kỹ thuật thi công và thi công 8 ga đường sắt trên cao. Nhiều nhà thầu VN hoàn toàn có dư kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng kiểu này.

Đây là loại công trình có yêu cầu kỹ thuật về xây lắp bình thường, giá trị trung bình 1 nhà ga không cao – khoảng 135 tỉ đồng – nên có rất nhiều nhà thầu nội có khả năng thực hiện. Nhưng với cách gộp cả 8 nhà ga lại để tính giá trị hợp đồng kinh nghiệm lên tới 1.080 tỉ đồng thì vô hình trung, đa phần các nhà thầu nội đều bị loại. Đấy là chưa kể tại VN từ trước tới nay chưa hề có công trình đường sắt trên cao nào được thực hiện, vậy mà trong hồ sơ lại đòi hỏi các nhà thầu tham gia phải có kinh nghiệm thi công ít nhất 2 hợp đồng tương tự trong vòng 5 năm qua thì đúng là “chơi khó” các nhà thầu nội và tạo điều kiện tối ưu cho các nhà thầu ngoại chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Nên ưu tiên các nhà thầu trong nước

Đại diện một nhà thầu trong nước than thở: Trong điều kiện nền kinh tế nước ta mấy năm qua phải vất vả vượt qua khủng hoảng kinh tế, hiếm có hợp đồng xây dựng dân dụng nào có giá trị trên 1.000 tỉ được hoàn thành thì việc đưa ra tiêu chí như vậy là không hề xem trọng yếu tố nội địa. Mà nhà thầu nước ngoài nếu có trúng thầu rồi thì cũng sẽ lại giao lại cho các nhà thầu trong nước với giá thấp hơn nhiều. Làm như vậy có phải chính mình tự làm khó mình không?

Trao đổi với PV, một lãnh đạo của Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng với những gói thầu quốc tế kiểu này, ở khâu sơ tuyển không nên áp đặt những tiêu chí quá khắt khe như vậy để đông đảo nhà thầu, nhất là các nhà thầu trong nước, có cơ hội tham gia. Như vậy, chủ đầu tư càng có cơ hội lựa chọn. Vị lãnh đạo này ví von, với một gói thầu không quá phức tạp mà lại đặt ra những điều kiện “chót vót” như vậy chẳng khác nào “tuyển ôsin nhưng lại theo tiêu chuẩn hoa hậu”. Ông này nêu quan điểm cá nhân, nếu phần việc mà nhà thầu trong nước có khả năng đảm trách thì nên ưu tiên, hạn chế tình trạng “thua ngay trên sân nhà”.

Cần phải lưu ý rằng, Chỉ thị 734/CT-TTg ngày 17.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC” đã đề cập rõ việc phải có cơ chế ưu tiên cho các nhà thầu trong nước đảm trách các phần việc trong khả năng của mình, hạn chế sự tham gia không cần thiết của các nhà thầu nước ngoài là điều mà các chủ đầu tư luôn phải tính đến trong mỗi gói thầu lớn, dù đó là gói thầu có vốn ngân sách hay vốn ODA.

Theo Hải Phong
Báo Lao Động

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG