Chứng khoán: Điều gì đang xảy ra?

Chứng khoán: Điều gì đang xảy ra?
Trước sức ép lớn của việc chứng khoán toàn cầu lao dốc và sự bùng nổ của giá vàng tuần qua, VN-Index đã có trọn một tuần giảm điểm. Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam xấu như hiện nay

Chứng khoán: Điều gì đang xảy ra?

> Giới đầu cơ vàng, chứng khoán đã hết bất an?
> Chứng khoán ngày 12-8

Trước sức ép lớn của việc chứng khoán toàn cầu lao dốc và sự bùng nổ của giá vàng tuần qua, VN-Index đã có trọn một tuần giảm điểm. Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam xấu như hiện nay

Thị trường chứng khoán ảm đạm, nhà đầu tư đến sàn thưa thớt Ảnh: Hồng Thúy
Thị trường chứng khoán ảm đạm, nhà đầu tư đến sàn thưa thớt Ảnh: Hồng Thúy.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index tiếp tục giảm 0,14%, còn 383,92 điểm và HNX-Index cũng chỉ tăng 0,3%, lên 66,02 điểm. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 4,23%, tương đương 16,96 điểm; còn HNX-Index dù trong tuần có 2 phiên tăng điểm nhưng tính chung vẫn mất 3,68%.

Tuần lễ… buồn

Quan sát diễn biến tuần qua cho thấy thị trường chứng khoán trong nước đã bị tác động mạnh từ thị trường chứng khoán thế giới khi mà thị trường chứng khoán Mỹ và châu Á đã có những cú sốc mạnh, các chỉ số thi nhau rớt điểm gần như kỷ lục sau sự kiện Mỹ bị hạ mức tín nhiệm tín dụng, đẩy giá vàng “phi mã”...

Bên cạnh tình trạng mất điểm, khối lượng và giá trị giao dịch cũng đang ngày càng bị “bào mòn”. Trung bình mỗi phiên trên sàn TPHCM chỉ đạt 473 tỉ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh chỉ có 321 tỉ đồng; còn sàn Hà Nội cũng chỉ 252 tỉ đồng. Kết quả này cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch cầm chừng và ngày càng rời xa thị trường. Ngay cả khối ngoại, thông thường, khi thị trường đi xuống, giá cổ phiếu ngày càng rẻ, sẽ là thời điểm họ tăng mua. Tuy nhiên, tuần qua, khối này cũng chỉ mua ròng khoảng 11 tỉ đồng trên sàn TPHCM nhưng lại bán ròng đến 10 tỉ đồng trên sàn Hà Nội. Theo nhận định của một số công ty chứng khoán, hiện tượng này cho thấy khối nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa mặn mà “vô hàng”, giao dịch của họ chủ yếu là tái cấu trúc danh mục đầu tư nên không có tác dụng tích cực cho thị trường.

Ở phiên giao dịch cuối tuần qua, ngoài việc chứng khoán thế giới có phiên hồi phục mạnh mẽ, trong nước còn có thông tin hỗ trợ là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng đã có đủ các yếu tố khách quan và giải pháp để đưa lãi suất về mức 17% - 19% trong năm nay. Trước đó, TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cũng đưa ra dự báo lãi suất cho vay sẽ giảm về mức này vào cuối tháng 9 tới và sẽ về mức 14% - 15% trong khoảng giữa năm 2012... Thế nhưng, thị trường vẫn chưa có phản hồi thật sự tích cực.

Ánh sáng cuối đường hầm?

Nhận định chung về thị trường sắp tới, một số công ty chứng khoán cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngóng tình hình chứng khoán thế giới và các thông tin hỗ trợ trong nước. Ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc môi giới Công ty Chứng khoán MHB, cho rằng không chỉ ảnh hưởng tâm lý từ chứng khoán thế giới mà cơ bản, thị trường chứng khoán Việt Nam trong một thời gian dài đã giảm điểm, sự hồi phục ngắn hạn với biên độ hẹp trong vài phiên vẫn chỉ là sự dao động đương nhiên của thị trường chứng khoán, chứ chưa có dấu hiệu tích cực nào từ yếu tố vĩ mô và nội tại của doanh nghiệp. Theo ông Lân, quan trọng nhất vẫn là dòng tiền, bởi đó mới là liều thuốc chính làm “hồi sinh” thị trường nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện.

Trong khi đó, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán SJC, thừa nhận thị trường hiện nay thật khó lường vì nó bị tác động không chỉ trong nước mà còn chịu tác động thế giới. Việc giá vàng tăng kỷ lục đã tạo thách thức không chỉ cho chứng khoán mà nó đã kéo giá USD bật dậy 1-2 ngày trên thị trường tự do sau một thời gian dài ổn định, bởi từ nay đến cuối năm, nhu cầu USD của các doanh nghiệp sẽ mạnh hơn...

Với quan điểm của mình, ông Tuấn khuyên nhà đầu tư ngắn hạn, vốn ít hãy bảo toàn vốn bằng cách đứng ngoài, còn những nhà đầu tư nào xác định đầu tư lâu dài có thể chia danh mục và chọn cổ phiếu tốt để giải ngân. Đặc biệt, ông Tuấn khuyên nhà đầu tư không nên tranh mua mà hãy thận trọng, chọn mua cổ phiếu vào những phiên có giá rẻ.

Một số công ty chứng khoán lạc quan hơn cũng chỉ cho rằng về mặt phân tích kỹ thuật có thể có những bất ngờ. Đồng thời kỳ vọng khối tự doanh có thể “gom hàng” sẽ tạo nên một lực đỡ đáng kể cho thị trường.

Lướt sóng lúc này dễ mất tiền

Tại hội thảo tuần qua diễn ra tại Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) với nội dung làm sao để bảo toàn vốn, ông Nguyễn Duy Dưng, Chủ tịch HĐQT SSI, đã tỏ ra không mấy lạc quan về thị trường trong giai đoạn này. Là một người được đánh giá dày dạn kinh nghiệm thị trường, đã dẫn dắt một công ty chứng khoán thuộc nhóm hàng đầu trong 11 năm liền, nhưng nay, công ty này đã phải báo lỗ hàng trăm tỉ đồng.

Theo ông Hưng, chưa bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam xấu như giai đoạn hiện nay và ông khuyên nhà đầu tư có tiền hãy suy nghĩ tìm cơ hội đầu tư ít rủi ro hơn. Ông cho rằng thị trường nhiều biến động bất thường và thanh khoản thấp như hiện nay, lướt sóng chứng khoán lúc này là rất dễ mất tiền.

Theo Sơn Nhung
Người Lao Động

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG