Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng nợ

Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng nợ
Theo báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội với số nợ phải trả lên đến gần 287.000 tỉ đồng, Tập đoàn dầu khí đứng đầu danh sách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có số nợ lớn.

Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng nợ

> Chủ tài sản “chết đứng” trên đống tài sản

> Điểm danh những tập đoàn, tổng cty nhà nước nợ khủng

 

Theo báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội với số nợ phải trả lên đến gần 287.000 tỉ đồng, Tập đoàn dầu khí đứng đầu danh sách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có số nợ lớn.

Tập đoàn Dầu khí đứng đầu bảng nợ ảnh 1
 

Tập đoàn Điện lực VN lại đứng đầu danh sách nợ quá hạn lớn với hơn 10.100 tỉ đồng.

Đó là báo cáo về tình hình tài chính tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tính đến hết năm 2011,

Trong năm 2011, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1.577.311 tỉ đồng, tăng hơn 25% so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế tăng 12% (hơn 135.100 tỉ đồng).

Trong điều kiện khó khăn, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và góp phần cùng với Nhà nước bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Đứng sau Tập đoàn Dầu khí về số nợ là Tập đoàn Điện lực với hơn 257.000 tỉ đồng, Tập đoàn Công nghiệp xây dựng nợ 69.500 tỉ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nợ gần 62.000 tỉ đồng, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản nợ 71.000 tỉ đồng... Ngoài Tập đoàn Điện lực có số nợ quá hạn rất lớn thì Tập đoàn Dầu khí cũng nợ quá hạn hơn 1.700 tỉ đồng...

Về số lỗ hợp nhất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hơn 2.500 tỉ đồng, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hơn 2.300 tỉ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lỗ gần 800 tỉ đồng... Tập đoàn Điện lực giữ kỷ lục về số lỗ lũy kế với hơn 38.000 tỉ đồng, Tổng công ty Hàng hải lỗ hơn 5.700 tỉ đồng, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giữ vị trí thứ ba với 2.390 tỉ đồng...

Chính phủ thừa nhận việc thoái vốn đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty vào các lĩnh vực chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không cho phép các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực trên, trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản hoặc các trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng. Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty phải thực hiện thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành trước ngày 31-12-2015.

Theo Lê Kiên
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.