BĐS: Kinh doanh 'trời ơi', thế lực ngầm chờ giải cứu?

BĐS: Kinh doanh 'trời ơi', thế lực ngầm chờ giải cứu?
TPO - Nợ xấu của BĐS hiện nay rất lớn, một phần do kinh doanh "trời ơi". Làm thế nào để bóc được sự à ơi, tham nhũng, giá trị ảo?

Bộ trưởng Xây dựng: Nhà ở bình dân đang ấm dần lên

Trong phiên thảo luận về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), nhiều đại biểu cho rằng, nếu không khéo, các giải pháp cứu BĐS sẽ đẩy thị trường này vào vòng luẩn quẩn.

 
BĐS: Kinh doanh 'trời ơi', thế lực ngầm chờ giải cứu? ảnh 1

Sáng nay (24-1), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên giải trình với chủ đề “Thực trạng, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội”.

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trình bày báo cáo giải trình về tình hình thị trường và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, phiên chất vấn bắt đầu với nhiều câu hỏi hóc búa.

Các ý kiến xoay quanh vấn đề trách nhiệm của Bộ Xây dựng, sự đóng băng của thị trường BĐS, cũng như thực hiện các giải pháp giải cứu thị trường.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong phiên giải trình sáng 24-1
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trong phiên giải trình sáng 24-1.

Truy trách nhiệm

Mở đầu phần chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Khá - Ủy Ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội đặt câu hỏi: Bộ trưởng nêu một trong những nguyên nhân làm đóng băng thị trường BĐS là phát triển thiếu minh bạch. Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm quản lý của Bộ trưởng đến đâu? Các bộ ngành đến đâu? Giải pháp như thế nào?

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thừa nhận, thị trường đang trầm lắng, nguyên nhân thuộc về công tác quản lý nhà nước, và trách nhiệm từ trung ương tới địa phương. Dự án so với nhu cầu phát triển của thị trường quá thừa. Sản phẩm cho người thu nhập thấp, trung bình mà người dân đang cần lại thiếu.

Trung ương hoạt động kinh doanh BĐS liên quan đến phát triển đô thị và nhiều luật, từ đất đai, đầu tư, BĐS do nhiều bộ ngành cho trách nhiệm chủ trì soạn thảo. Các luật hiện nay vẫn thiếu đồng bộ, chồng chéo.

Kiểm soát kế họach phát triển đô thị còn thiếu chế tài, dẫn đến người đầu tư cho phát triển đô thị, đặc biệt doanh nghiệp, lách luật, lệch pha cung cầu, dẫn đến chênh lệch cung cầu trong thời gian qua. Chưa kịp thời bổ sung những văn bản pháp luật để khắc phục thực trạng này.

Thứ hai là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát như phê duyệt dự án, cấp phép, trong đó có Bộ Xây dựng. Trách nhiệm của các địa phương chưa chủ động kiểm tra, xây dựng kế hoạch thực hiện…

Theo Bộ trưởng Xây dựng, để khắc phục tình trạng tự phát thiếu quy hoạch, Bộ này đã tìm nguyên nhân, đổi mới quan điểm tiếp cận thay đổi. Thay vì quá đi sâu và số lượng, giờ đây chú trọng vào chất lượng văn bản.

Nghị định số 11 đã được ban hành, trong đó, tăng cường kiểm soát thống nhất từ trung ương đến địa phương nêu rõ, các dự án phát triển đô thị khi được giao để thực hiện phải có quy hoạch phân khu, được giao trên cơ sở hình thành của các đô thị. Phải có kế hoạch của các khu quy hoạch đô thị...

Mới giải quyết phần ngọn

Đại biểu Cao Sỹ Kiêm – Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đặt vấn đề với các giải pháp cứu thị trường BĐS: Chủ trương đúng, nhưng thực hiện chưa tốt.

Ông cho rằng, cần đặt vấn đề về số liệu được cung cấp, số lượng giải pháp đã đủ và đúng chưa?

Các giải pháp giải quyết hàng tồn kho mới chỉ là phần ngọn của vấn đề, cần nhất là hướng giải quyết lâu dài cho vấn đề cung cầu của thị trường BĐS - ông Kiêm nêu.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời: BĐS không như sản phẩm khác phải đầu tư nhiều thời gian, kinh doanh đầu tư lớn. Đầu tư có hiệu quả tạo tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm. Nếu đóng băng sẽ làm dòng tiền bị ngưng trệ. Giải cứu là cần thiết nhưng rất khó.

Theo ông Dũng, trước hết phải giải quyết hàng tồn kho, hy vọng từng bước sẽ tháo gỡ được khó khăn nhưng không thể yêu cầu ngay. Về lâu dài, tháo gỡ phải đạt được mục tiêu cân đối cung cầu, tức thị trường hoạt động phải đáp ứng nhu cầu của người dân.

Cái mới ở đây là gắn tháo gỡ khó khăn với chiến lược quốc gia về nhà ở. Trong đó, phân loại rõ nhà ở thương mại và nhóm nhà ở xã hội. Chúng tôi tập trung tháo gỡ với việc phát triển nhà ở xã hội..., ông Dũng cho biết.

Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương cho răng các giải pháp nêu ra chủ yếu mang tính chất “thuốc đông y”, tác dụng sẽ đến chậm, cần điều trị kéo dài, chưa đủ tính chất mạnh mẽ trong khi cơ thể nền kinh tế đang ốm yếu, suy kiệt, khó có khả năng thử thách “đường trường”. Một số điểm nhỏ có dáng dấp mạnh mẽ của tây y như cho phép chia nhỏ căn hộ thì cũng sẽ ít tác động khi thực tế lượng chung cư đang chất chồng như núi, số lượng lớn biệt thự, phân lô, căn hộ liền kề đang ế đọng.

Theo ông Đương, Bộ trưởng cần đánh giá tổng thể tác động của các giải pháp, trước hết là với việc giải quyết hàng tồn kho chung cư, đất nền bỏ hoang, biệt thự liền kề mọc rêu, có thể đạt tỷ lệ giải phóng 70-80% hay chỉ 20-30%, không đáng kể. Ông bức xúc: “Việc này cũng liên quan đến xử lý trách nhiệm cơ quan chức năng vì khi lãi khủng thì không ai nói đến người nghèo”.

Lo vòng luẩn quẩn

Trong phần tổng kết phiên giải trình, chất vấn, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, hiện đã có công cụ nhưng việc thực hiện công cụ như thế nào cần có sự đánh giá triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Cần công khai minh bạch trong phát triển thị trường BĐS.

Việc thực hiện tháo gỡ phải dựa trên tình hình thực tế của thị trường hiện nay. Tháo gỡ khó khăn trước mắt và đề ra con đường lâu dài yêu cầu Bộ Xây dựng cùng các địa phương phải nghiên cứu thực hiện đồng bộ với những cơ chế để doanh nghiệp BĐS cùng tham gia tạo hiệu quả giải cứu.

Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Văn Minh cho rằng, việc xác định nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự trầm lắng của thị trường bất động sản chưa chuẩn, từ đó cách tiếp cận chưa thuyết phục.

Nguyên nhân thiếu quy hoạch, mất cân đối nhưng lại chưa được chỉ ra rõ ràng. Bây giờ phải nêu rõ trách nhiệm. Ai làm cho thị trường BĐS đóng băng mà hiện chúng ta phải giải cứu?

"Chúng ta có công khai được giá thành không để đảm bảo người dân mua được nhà. Kinh phí xin – cho dự án vẫn đang nằm trong giá thành đó? Liên quan đến vấn đề này, giải pháp đưa ra là Ngân hàng Nhà nước sẽ ưu đãi cho nhà đầu tư vay. Nhưng, cũng phải tính đến việc nếu nhà đầu tư không giải quyết được thì đã khó càng khó hơn...", ông Minh nói.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn: Thị trường BĐS ở Việt Nam còn khá non trẻ. Chúng tôi đã nói rõ trách nhiệm của các bộ ngành, trong đó có Bộ Xây dựng.

Giá nhà ở thương mại cùng loại sẽ cao hơn giá nhà ở xã hội, hiện khoảng 10 – 11 triệu đồng/m2. Quan trọng là đề ra tiêu chí đối tượng xác định cho người được mua nhà thu nhập thấp. Nhà xã hội cố gắng vào khoảng 500 triệu, tránh tình trạng nói nhưng không làm được.

Chính sách này bảo vệ ai? Tôi xin nói rõ chúng ta nhằm vào tháo gỡ khó khăn cho toàn thị trường phải tìm ra điểm nghẽn giải đáp nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển, trong đó có BĐS. Chính sách giải cứu nhằm vào các đối tượng từ người dân, doanh nghiệp đến cơ sở tài chính - ông Dũng cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Kết quả phải chờ thời gian, nhưng tôi khẳng định, phân khúc nhà ở xã hội sẽ ấm lên. Người nghèo sẽ có nhiều cơ hội mua được nhà. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, BĐS sẽ thoát khỏi khó khăn.

Có thế lực ngầm?

Theo Đại biểu Trần Xuân Hòa (Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch tập đoàn than khoáng sản - Vinacomin), "chúng ta đang chữa bệnh mà không biết có bệnh hay không?".

Theo tôi, trong khoảng đóng băng có một phần không nhỏ người nước ngoài. Vậy, chúng ta có nên lo cứu khoảng trống này không? Cung – cầu chênh lệch nhưng tại sao giá vẫn không giảm theo giá trị thực hay nhu cầu của người dân. Liệu có thế lực ngầm nào mong chờ sự giải cứu này? - ông Hoàn nêu câu hỏi.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, cung vượt cầu ở phân khúc nhà cao cấp.

Giá BĐS hiện giảm rất mạnh. Những dự án nhà chung cư cũng giảm 15- 20%. Tuy nhiên, vẫn chưa phù hợp với khả năng thanh toán của người dân. Họ cho rằng, giá còn phải giảm...

Kinh doanh "trời ơi"

Đại biểu Lê Nam cho rằng, nợ xấu của BĐS hiện nay rất lớn, một phần do kinh doanh "trời ơi". Bây giờ làm thế nào để bóc được sự à ơi, tham nhũng, giá trị ảo - ông Nam đặt vấn đề

Cũng theo ông Nam, hàng tồn kho chủ yếu ở phân khúc cao cấp. Vì vậy, hãy để thị trường tự điểu tiết.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.