Lập lờ thành phần, tiêu chuẩn sữa

Lập lờ thành phần, tiêu chuẩn sữa
Trên thị trường nước ta hiện nay có rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng, sữa và đều công bố công khai các tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng… trên bao bì. Thế nhưng sau vụ lùm xùm quanh sản phẩm sữa dê Danlait mới thấy, tính minh bạch trong việc công bố các tiêu chuẩn này đang có vấn đề.

Lập lờ thành phần, tiêu chuẩn sữa

> Sữa dê Danlait không phải thực phẩm chức năng

> Treo thưởng 1 tỷ đồng nếu chứng minh được sữa Danlait rởm

 

Trên thị trường nước ta hiện nay có rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng, sữa và đều công bố công khai các tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng… trên bao bì. Thế nhưng sau vụ lùm xùm quanh sản phẩm sữa dê Danlait mới thấy, tính minh bạch trong việc công bố các tiêu chuẩn này đang có vấn đề.

Cần có quy định yêu cầu nêu rõ thành phần trên nhãn mác các loại sữa nhập khẩu để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng (Trong ảnh: Một cửa hàng bán sữa nhập ngoại trên phố Hàng Giấy, Hà Nội)
Cần có quy định yêu cầu nêu rõ thành phần trên nhãn mác các loại sữa nhập khẩu để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng (Trong ảnh: Một cửa hàng bán sữa nhập ngoại trên phố Hàng Giấy, Hà Nội).
 

Người tiêu dùng lạc giữa ma trận

Trong bối cảnh thị trường sữa hiện nay rất đa dạng và khó kiểm chứng thì việc chọn lựa được sản phẩm phù hợp, đảm bảo chất lượng cho con em mình luôn khiến người tiêu dùng phải đau đầu.

Theo bác sĩ Lê Quang Hào (Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia), khi chọn sữa cho con nên theo những tiêu chí cụ thể như: phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé, nhất là phải quan tâm tới thành phần dinh dưỡng và công thức của sữa…

Thế nhưng từ trước đến nay, chưa có một thông báo chi tiết, cụ thể nào từ phía cơ quan chức năng về tỷ lệ đạm chuẩn dành cho các loại sữa bày bán trên thị trường để người tiêu dùng có thể nhìn vào đó mà đối chiếu, làm căn cứ khi mua sữa.

Sự tù mù, nhập nhằng này tạo kẽ hở cho các hãng sữa, sản phẩm dinh dưỡng lợi dụng để đánh lừa người tiêu dùng. Ngay vụ lùm xùm mới đây khi các sản phẩm sữa dê Danlait bị cáo buộc có tỷ lệ đạm dành cho sữa trẻ em không đảm bảo chất lượng thì đến hiện tại, vẫn còn những ý kiến trái chiều từ các phía liên quan, trong khi cơ quan chức năng lại chưa có kết luận chính thức.

Năm 2009, kết quả kiểm nghiệm 99 mẫu sữa được Viện Vệ sinh y tế công cộng thực hiện và công bố cho thấy, có đến 37 mẫu sữa có hàm lượng đạm thấp hơn hàm lượng ghi trên bao bì. Tháng 8-2012, 6 loại sữa dành cho trẻ em có xuất xứ Nhật Bản bị thu hồi tại Hồng Kông do hàm lượng i-ốt thấp, trong khi hàng xách tay của 3 trong số 6 nhãn hàng này đã được phát hiện chào bán công khai tại thị trường Việt Nam…

Ngoài ra, sự nhập nhằng về công bố chỉ tiêu, thành phần dinh dưỡng trong các sản phẩm này cũng khiến nhiều người tiêu dùng không thể phân biệt được, nhầm lẫn giữa sữa bột và bột dinh dưỡng, dẫn đến “tiền mất, tật mang” vì bản chất, tác dụng cũng như giá cả của 2 loại sản phẩm này hoàn toàn khác nhau.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột được ban hành tại Việt Nam năm 2010, sữa bột phải đạt các tiêu chuẩn: Hàm lượng chất béo sữa đạt từ 26-42% khối lượng; Độ ẩm tối đa chỉ được 5% khối lượng; hàm lượng protein trong sữa đã loại chất béo không được quá 34% khối lượng. Bột bổ sung năng lượng cao và các sản phẩm dinh dưỡng thường không đạt những tiêu chuẩn này.

Khi đó, dù hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm ít hơn hoặc cao hơn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng nhất là khi sử dụng không đúng đối tượng.

Phải trang bị kiến thức?

TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm cho trẻ có uy tín và được cấp phép của cơ quan y tế.

Ngoài ra cũng cần tìm hiểu, trang bị kiến thức cho mình để khi chọn mua sữa có thể chú ý, căn cứ tới những thông số, thành phần có trong sữa bột được in trên vỏ bao bì. Theo bà Lâm, hầu hết các loại sữa bột hiện nay được các bậc phụ huynh sử dụng cho trẻ là sữa công thức. Vì vậy, những thông số này có thể căn cứ theo quy định thành phần dinh dưỡng của sữa bột công thức của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex) hoặc Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi do Bộ Y tế ban hành.

Cụ thể, theo quy định trên của Bộ Y tế, sản phẩm phải đáp ứng quy định về năng lượng từ 60 - 85 kcal/100ml; hàm lượng protein từ 3,0 – 5,5 g/100 kcal; hàm lượng chất khoáng như Calci phải đạt tối thiểu là 90mg/100kcal, Natri từ 20 - 85 mg/100 kcal, Kali tối thiểu là 80 mg/100 kcal, kẽm tối thiểu là 0,5 mg/100 kcal… Còn theo quy định của Codex, lượng protein trong sữa công thức dành cho trẻ dưới 36 tháng từ 11 - 20%, tùy theo giai đoạn.

Cũng theo bà Lâm, ngày càng nhiều người có xu hướng tìm mua sữa xách tay hoặc nhờ bạn bè, người thân chuyển về từ nước ngoài song thực tế việc chọn lựa này cũng không hẳn đã tốt bởi hàng “xách tay” vốn không được kiểm chứng về nguồn gốc, chất lượng. “Hơn nữa, sản phẩm sữa của nước ngoài được sản xuất dựa trên những nghiên cứu về trẻ em ở nước sở tại nên khi xách tay vào bán tại Việt Nam thì chưa chắc đã phù hợp với trẻ Việt” - bà Lâm khuyến cáo.

Theo Nguyễn Phan
Anninhthudo

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG