Vàng lại tăng giá

Vàng lại tăng giá
TP - Sau phiên thử nghiệm đấu giá, vàng trên thị trường lại bị đẩy giá lên cao hơn thế giới 4,31 triệu đồng/lượng ở mức: 43,97 - 44,03 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra. Vì sao giá vàng chưa giảm?

> Giá vàng cao nhất trong một tuần
> Bán vàng dự trữ quốc gia, rủi ro ai gánh?

Chiều 6-3, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, ngày 5-3 chỉ là phiên đấu giá thử nghiệm với 51.800 lượng vàng thắng thầu. Con số này chưa tạo ra nguồn cung dồi dào cho thị trường.

“Hiện nay, NHNN đang tích cực đưa cung vàng lên thị trường càng nhiều càng tốt. Ngày 7-3, chúng tôi tiếp tục cho Sacombank và Techcombank tạm nhập tái xuất thêm, mỗi đơn vị 600 kg vàng. Tổng số lượng cho tạm nhập tái xuất đến thời điểm này là 2,8 tấn. Dự kiến đến ngày 15-3 thực hiện xong 11,5 tấn tạm nhập, tái xuất. Mục đích của NHNN là tạm xuất vàng phi SJC và tái nhập vàng nguyên liệu để tham gia thị trường. Bên cạnh đó NHNN vừa ký hợp đồng nguyên tắc với SJC, đang chuẩn bị đưa nguồn vàng nguyên liệu (cho SJC) gia công cho NHNN. Hy vọng trong thời gian ngắn, khi tạm nhập tái xuất đủ, giá vàng trong nước sẽ xích lại với giá vàng thế giới khoảng 1 triệu đồng/lượng”.

Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Cty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam: “Việc tạm nhập tái xuất chỉ là hình thức phụ họa thêm chứ chưa thực sự tạo ra nguồn cung vàng cho thị trường. Hiện nay, số lượng vàng trong dân gửi vào ngân hàng ít đi bởi phải chịu thêm phí gửi.

Doanh nghiệp kinh doanh vàng không dại gì tích trữ vàng phi SJC để bị “chôn” vốn nên số lượng tạm xuất vàng phi SJC là không nhiều. Nếu NHNN thực sự muốn tạo nguồn cung ra thị trường thì nên mở hạn ngạch nhập khẩu vàng. Nhưng việc này, theo NHNN, sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá nên dù có dùng biện pháp gì đi nữa, việc thiếu hụt nguồn cung dẫn đến giá vàng trong nước vẫn cao so với thế giới là khó tránh khỏi”.

Một giám đốc doanh nghiệp kinh doanh vàng miền Bắc cho rằng, tạm nhập tái xuất chỉ là hình thức bù trạng thái của các tổ chức tín dụng: “Trước đây các ngân hàng thương mại (NHTM) đã bán hết vàng SJC, nay phải mua vàng phi SJC để bù lại. Việc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC đang diễn ra, nhưng vì chậm sẽ dẫn đến việc trễ trong tất toán trạng thái vàng của NHTM. Điều này chỉ hoàn toàn có lợi cho phía NHTM, chứ thị trường vàng chưa có thêm nguồn cung mới”.

Cũng theo vị giám đốc này, rõ ràng cơ chế đấu thầu vàng hiện nay quá khắt khe khiến doanh nghiệp khó tham gia. Giá vàng quốc tế thay đổi từng giây và hoàn toàn phụ thuộc thị trường.

Với những gì diễn ra trên thị trường vàng trong nước, ông Nguyễn Hoàng Minh khuyên: “Người dân có tiền nên cân nhắc nếu thấy giá vàng trong nước chênh với thế giới còn 1- 2 triệu thì có thể mua, còn chênh nhiều quá khoan hãy tính”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.