Tháo “chốt” nợ xấu

Tháo “chốt” nợ xấu
TP - Việc hàng - tiền tồn kho thực ra không mới. Từ những tháng cuối năm 2012, khi tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu sụt giảm, đã xuất hiện hiện tượng tiền tồn.

> VAMC sẽ mua nợ xấu
> Hạ lãi suất vẫn vắng khách vay

Gốc rễ của vấn đề có thể hiểu nôm na: với việc ngân hàng thắt chặt tín dụng (cho vay), thị trường bất động sản rơi vào lâm nguy, doanh nghiệp chết hàng loạt trong khi các dự án còn dang dở kéo theo những mặt hàng vật liệu xây dựng như gạch, thép, xi măng cũng nằm đắp đống.

Không được tiếp vốn, nhiều doanh nghiệp lộ diện thể trạng ốm yếu. Đi cùng với đợt ốm kéo dài chưa biết hồi kết của thị trường bất động sản- vốn được xem như “hàn thử biểu” của nền kinh tế - các ngành nghề khác cũng đổ bệnh, chứng khoán theo đó cũng sụt sùi.

Câu chuyện tiền vì sao tồn ngày một nhiều đã rõ. Sự đau ốm liên miên của nền kinh tế khiến toàn dân rơi vào thế thủ. Người có tiền nhàn rỗi thay vì vung vào các kênh đầu tư đất cát, “trứng” cổ phiếu , hay vàng đã chọn giải pháp trú ẩn an toàn, bỏ vào “ống” gửi tiết kiệm.

Cùng lúc này, giới kinh doanh hoặc “té xỉu” hoặc nằm im nghe ngóng. Còn nhà băng, vì sự an toàn đã lo giữ mình, không dám đưa tiền ra ngoài bằng mọi giá. Nợ xấu, cứ thế bị đẩy lên, kéo theo đầu ra cho tiền “tắc tịt”.

Theo nhiều chuyên gia, “chốt” của vấn đề “tiền tồn” chính là giải quyết nợ xấu. Nhưng mệt ở chỗ, ai cũng e ngại khi nhìn thấy động vào cục nợ, là động chạm đến ba bề bốn bên. Mở công ty để xử lý nợ xấu, người thì lo tài sản thế chấp bị định giá mua rẻ, ngân hàng bỏ tiền mua cũng mặc cả sẽ được gì, chưa kể e ngại lo “lợi ích nhóm” nổi lên.

Mới đây, Standard Chartered đã nêu ra một số kênh để xử lý như: ngân hàng tự tự xóa nợ xấu; lập gói cứu trợ từ ngân sách; hay thành lập công ty quản lý tài sản (AMC).

Hiện Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ đề án thành lập Công ty này; dự kiến sớm được thông qua trong thời gian ngắn sắp tới để đáp ứng yêu cầu xử lý nhanh, có hiệu quả và bền vững nợ xấu. Mô hình công ty AMC đã được chứng minh thành công ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Thôi thì mong chờ và hy vọng, việc tháo “chốt” sớm tiến hành để huyết mạch nền kinh tế sớm lưu thông, chứ cứ lử khử như thế này, mệt lắm!

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.