Nới trần bội chi phải đi kèm tái cơ cấu

Nới trần bội chi phải đi kèm tái cơ cấu
TP - Trao đổi với Tiền Phong bên lề kỳ họp, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong điều kiện kinh tế tăng trưởng chậm cần nới trần bội chi lên 5,3% GDP để thúc đẩy tăng trưởng.

> Thất thoát chi tiêu công, sao nâng trần bội chi?
> Cần giảm thuế phí, chi tiêu công

Ông Cao Sỹ Kiêm: Phải nới đầu tư công

Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực đi đúng hướng, theo quy luật của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, đảm bảo yếu tố bền vững. Tuy nhiên, những khuyết điểm hiện nay, như tạo việc làm, đầu tư, tăng trưởng đạt thấp, thu ngân sách giảm sẽ làm cho kinh tế năm 2014-2015 tiếp tục gặp khó khăn hơn.

Để kinh tế phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng cao trong những năm tới, phải ưu tiên những vấn đề dài hạn như đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải cách mô hình tăng trưởng, thực hiện các khâu đột phá về chất lượng hạ tầng, thể chế, cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư.

Hiện nay, sản xuất đang co hẹp lại quá nhanh, sức phục hồi gần như không có, vì tổng mức đầu tư rất hạn chế. Cả 3 chỉ tiêu tăng trưởng GDP, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tạo việc làm đều không đạt. Do vậy, lối thoát tích cực nhất chính là việc tăng vốn, giải quyết vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Nếu không giải quyết được bài toán này, kinh tế sẽ lụi bại và các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ càng bế tắc. Như vậy chúng ta phải nới đầu tư công, nới ngân sách.

Theo tôi, tín dụng phải tăng lên mức 15%, bội chi cũng phải tăng lên, có thể ở mức 5,3% GDP, còn lạm phát xoay quanh mức 7% là hợp lý. Đi kèm với đó, chúng ta phải kiểm soát tăng đầu tư chặt chẽ, lạm phát mới giữ được mức hợp lý. Ngược lại, nếu không kiểm soát được đầu tư, vốn rơi vào những chỗ làm ăn không hiệu quả, sẽ làm tăng lạm phát.

TS. Trần Du Lịch: Lạm phát có kiểm soát

ĐBQH Trần Du Lịch Ảnh: Bình Minh
ĐBQH Trần Du Lịch.  Ảnh: Bình Minh.
 

Chúng ta đã đi theo hướng nới bội chi. Cái tôi muốn kiến nghị chính là lạm phát mục tiêu. Theo đó, năm nay nên giữ lạm phát ở mức khoảng 7%, năm tới cũng như vậy. Đây là lạm phát mục tiêu (có kiểm soát). Trong 3 năm liền 2013-2015, nên giữ lạm phát xoay quanh mức 7%. Còn về tổng đầu tư xã hội, tôi nghĩ nên ở mức khoảng 32% GDP, tăng tín dụng 15-18%/năm thì nền kinh tế mới đảm bảo tăng trưởng và không gây lạm phát quá cao. Năm 2014, mục tiêu tăng trưởng theo tôi khoảng giữa 5,5% đến 6% là được. Vấn đề là phải giữ ổn định vĩ mô.

ĐB Vũ Viết Ngoạn: Nới đầu tư công phải đi kèm tái cơ cấu

ĐBQH Vũ Viết Ngoạn. Ảnh: Ngọc Thanh
ĐBQH Vũ Viết Ngoạn. Ảnh: Ngọc Thanh.
 

Tôi cho rằng, lạm phát 2014 nên ở mức khoảng 7% là hợp lý. Cần tăng đầu tư công nhưng đi liền với nó phải đẩy mạnh tái cơ cấu, tạo nền tảng, tâm lý ổn định để thu hút đầu tư từ xã hội.

Đầu tư công chỉ là vốn mồi thôi, vốn nhà nước có tác dụng điều tiết thị trường, khi tăng trưởng nóng phải giảm bớt đầu tư, nhưng khi kinh tế quá khó khăn thì phải tăng đầu tư công, đồng thời có chính sách nới lỏng, thúc đẩy đầu tư ở khu vực tư nhân.

Nguyễn Tuấn
thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.