Giá vàng lao dốc

Giá vàng lao dốc
TPO - Sau khi tăng mạnh và ổn định quanh mức 46,2 triệu đồng/lượng, vàng trong nước sáng nay (24-1) giảm mạnh trở lại.

> Biến động thị trường vàng trong nước, thế giới

Giá vàng thế giới giảm do nhiều nhà đầu tư kỳ vọng khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu. Ảnh: business-standard.com
Giá vàng thế giới giảm do nhiều nhà đầu tư kỳ vọng khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu. Ảnh: business-standard.com.

Tại Hà Nội, tập đoàn vàng bạc đá quý Doji công bố giá vàng SJC, lúc 10 giờ 24, mua – bán tương ứng 45,5 – 45,65 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 560.000 đồng và 530.000 đồng/lượng so với cùng thời điểm hôm qua.

Trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC, lúc 10 giờ 40, mua vào 45,45 triệu đồng/lượng, bán ra 45,75 triệu đồng/lượng, giảm 450.000 đồng/lượng trên cả giá mua và bán so với cùng thời điểm ngày 23-01.

Hệ thống Sacombank niêm yết giá vàng SBJ, trong bảng tin lúc 10 giờ 20, là 45,5 triệu đồng/lượng trên chiều mua vào và 45,8 triệu đồng/lượng trên chiều bán ra.

Vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận mua – bán tương ứng 45,2 – 45,6 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trên thị trường thế giới hôm qua hạ. Khép phiên giao dịch đêm 23-1 tại New York (Mỹ), vàng giao tháng hai giảm 6,5 USD, còn 1.686,7 USD/Oz, sau khi đã dao động giữa mức cao nhất trong phiên là 1.694,8USD/Oz và mức thấp tương ứng là 1.683,1USD/Oz. Vàng giao ngay trên biểu đồ Kitco (Canada) cũng giảm 6,1 USD.

Kim loại quý giảm sau khi các thống kê mới nhất cho thấy niềm tin tiêu dung tháng một tại châu Âu tăng cao.

Mặt khác, Trung Quốc cũng cho biết, tình hình sản xuất tốt hơn nhiều so với dự đoán. Những thông tin này góp phần củng cố lòng tin của nhiều người về khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu, dẫn đầu là thị trường châu Á.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.