Kỳ án mười năm uẩn khúc : Kháng nghị là có căn cứ

Ông Lê Hữu Thể, người ký quyết định trả tự do cho các bị án Lợi, Tình, Kiên
Ông Lê Hữu Thể, người ký quyết định trả tự do cho các bị án Lợi, Tình, Kiên
TP - Người ký quyết định kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với các bị án Lợi, Tình, Kiên, đồng thời ký quyết định tạm hoãn thi hành án, trả tự do cho cả ba bị án, là ông Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao.

>> Kỳ 6: Quyết tâm sửa sai

Ông Lê Hữu Thể, người ký quyết định trả tự do cho các bị án Lợi, Tình, Kiên
Ông Lê Hữu Thể, người ký quyết định trả tự do cho các bị án Lợi, Tình, Kiên.


“Chúng tôi có niềm tin”

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Thể khẳng định: “Chúng tôi căn cứ vào kết quả xác minh của viện KSND Tối cao và CQĐT Bộ Công an, và kiến nghị của ba cơ quan tố tụng TP Hà Nội. Nhận được đơn kêu oan của các bị án, Viện KSND Tối cao đã lập một Tổ công tác (gồm các kiểm sát viên thuộc Vụ 3 Viện KSND Tối cao, phối hợp với điều tra viên của Bộ Công an) để nghiên cứu hồ sơ, xác minh những tình tiết trong hồ sơ chưa rõ. Điều thú vị là khi Tổ công tác của chúng tôi có kết luận, cũng là lúc chúng tôi nhận được kiến nghị của ba cơ quan tố tụng TP Hà Nội. Về cơ bản, kết luận của chúng tôi và kiến nghị của các cơ quan tố tụng Hà Nội phù hợp nhau”.

...Từng là viện trưởng một viện nghiên cứu khoa học, của Viện KSND Tối cao, từng tham gia công tác giảng dạy, tác phong của ông Thể khiến người ta nghĩ ông là một thầy giáo chứ không phải cán bộ cao cấp của ngành Kiểm sát.

Trò chuyện với các PV, ông nói đến lương tâm, đến trách nhiệm của người cán bộ bảo vệ pháp luật, song trước hết, ông nói đến nỗi đau của những người chẳng may bị oan khuất. “Ba cậu bị oan, họ không mệt mỏi viết đơn kêu oan, không cậu nào xin giảm án mà chỉ kêu oan, là bởi họ có niềm tin, họ vẫn giữ được niềm tin suốt thời gian thụ án. Có thế, họ mới thấy cuộc đời này đáng sống. Chứ họ đau đớn lắm. Mười năm, đúng quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời một con người, trôi đi trong trại giam, lấy gì bù đắp lại được”.

Các PV đặt câu hỏi: “Đâu là căn cứ để Viện KSND Tối cao kháng nghị một bản án đã có hiệu lực pháp luật, các bị án đã đi tù ngót mười năm?”. Ông Thể trả lời không chút đắn đo: “Chúng tôi dựa trên kết quả nghiên cứu hồ sơ, xác minh thực tế, và dựa trên các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Các đồng chí lãnh đạo Viện KSND Tối cao đều tham dự nhiều cuộc họp với Tổ công tác, nghe báo cáo, thảo luận kỹ từng vấn đề đáng chú ý, và đã có ý kiến thống nhất”.

Các PV hỏi tiếp: “Nhiều người cho rằng kháng nghị thì còn “năm ăn năm thua”, nhưng ra quyết định tạm hoãn thi hành án đồng thời trả tự do cho cả ba bị án, là cực kỳ hy hữu, không đơn giản chút nào. Khi ký văn bản trả tự do cho họ, ông đã nghĩ gì?”. Vẫn với tác phong giống một thầy giáo, ông Thể cười, trả lời ngay: “Tôi thấy rất tự tin khi ký văn bản đó. Tôi tin rằng ba bị án này bị oan. Niềm tin của chúng tôi phải có căn cứ, cả về thực tiễn, pháp luật và lý luận”.

Bàn về trách nhiệm

Khi được đề nghị bước đầu nêu ra bài học kinh nghiệm trong vụ án này, cả ông Lã Ngọc Tỉnh - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội và ông Lê Hữu Thể - Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao đều nhấn mạnh đến trách nhiệm của người cán bộ công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Là một điều tra viên lâu năm, ông Tỉnh nói: Phải có trách nhiệm, điều tra viên mới tận tâm tận lực với nhiệm vụ được giao, mới chịu nghiên cứu kỹ hồ sơ, lật đi lật lại từng chứng cứ. Từ trách nhiệm, mới có được sự cẩn trọng, mới có được những đánh giá khách quan, mới không bỏ lọt hoặc làm oan...

Ông Thể cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm, đến sự cẩn trọng, nhưng đưa ra thêm một góc nhìn nữa: Trong cuộc đời công tác, không ai không mắc sai sót. Những người có trách nhiệm sẽ làm đúng ở mức tối đa, và mắc sai sót ở mức tối thiểu. Quan trọng là khi chẳng may mắc sai phạm, người có trách nhiệm dám nhìn thẳng vào sự việc, dám sửa sai, dám khắc phục hậu quả.

Trong vụ án này, cơ hội để bàn về trách nhiệm của từng cá nhân, từng cơ quan, và bàn về việc khắc phục hậu quả cho những người bị oan, vẫn đang ở phía trước.

Tuy nhiên, nói về bài học trách nhiệm của người cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, không phải là quá sớm.

Các PV nhận thấy, người dân xã Yên Nghĩa, trong đó có gia đình ba bị án Lợi, Tình, Kiên, vẫn ghi nhận, vẫn rất trân trọng và đánh giá rất cao những điều tra viên, kiểm sát viên, dù đã rất muộn, song vẫn công tâm, cẩn trọng, có thể nói là dũng cảm làm sáng tỏ sự thật của vụ án.

Và người dân xã Yên Nghĩa, người dân quận Hà Đông vẫn có niềm tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. Họ tin rằng, các bị án Lợi, Tình, Kiên sẽ được chính thức minh oan một ngày gần đây. Họ tin rằng, cái ngày thủ phạm thực sự của vụ án sa lưới pháp luật cũng sẽ đến.

Họ có được niềm tin đó, là do nhận thấy trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, có những cán bộ có trách nhiệm và lương tâm...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.