Phá đường dây sản xuất hàng giả quy mô lớn

Tang vật vụ án. (Lao Động)
Tang vật vụ án. (Lao Động)
Đường dây sản xuất mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm quy mô lớn vừa bị Công an quận 12 , TPHCM triệt phá vào chiều 27-8. Qua điều tra ban đầu cho thấy, người dùng hàng giả, nguy hiểm đến sức khoẻ chính là người dân nghèo và công nhân.
Tang vật vụ án. (Lao Động)
Tang vật vụ án. (Lao Động).

Trưa 27-8, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ - CA quận 12 đột kích một cơ sở chuyên sản xuất giả các loại mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm quy mô lớn tại ngôi nhà số 519 quốc lộ 1A, tổ 5, khu phố 3, phường Thạnh Lộc, quận 12, bắt quả tang vợ chồng ông Trần Đình Ngọc (chủ nhà) và 3 người khác đang pha chế, sản xuất dầu gội, mỹ phẩm giả.

Trong đó, dầu gội đầu, sữa tắm giả được sản xuất ngay tại tầng hầm ẩm thấp của ngôi nhà, có diện tích khoảng 4x7m và các loại mỹ phẩm các loại như phấn phụ nữ, kem dưỡng da được chế biến tại tầng 1-2. Riêng tại tầng trệt của ngôi nhà, CA phát hiện có bày bán, giới thiệu nhiều sản phảm các mặt hàng được làm giả trên. Ngay sau khi kiểm tra, thống kê, đến chiều ngày 27-8 CA đã tiến hành niêm phong và thu giữ số lượng lớn sản phẩm bị làm giả, hơn 2.000 hộp mỹ phẩm các thương hiệu như See Na, Young One, Mena, Aché, Extra Pearl Cream, Deetae, PC (4,5gram/hộp)...

Hàng trăm chai sữa tắm, dầu gội đầu đã được đóng gói của các thương hiệu như White Care, Feira Ros...; khoảng 1.200 gói dầu gội đầu thương hiệu Dylan Care (60ml/gói)... Ngoài ra, còn hàng chục ngàn vỏ chai được cất giấu dưới hầm của ngôi nhà tại địa chỉ trên chưa kịp sử dụng cũng đã bị công an tịch thu.

Được biết, hầu hết đây là thương hiệu mỹ phẩm có tiếng. CA cũng còn thu giữ lượng lớn máy móc phục vụ cho công nghệ sản xuất mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm giả, gồm 1 máy đóng gói dầu gội dây, 3 máy sấy, 1 máy đóng date (tức đóng dòng chữ ngày sản xuất, hạn sử dụng) 1 máy in... cùng nhiều hương liệu dùng để pha chế ra các loại sản phẩm giả nói trên. Đặc biệt, CA xác định mặc dù đây là cơ sở sản xuất giả nhưng trên các sản phẩm đều có dán tem chống hàng giả, gắn mác của Cty TNHH SX TM mỹ phẩm Thanh Trúc tại địa chỉ số 166/25E Phạm Phú Thứ, phường 4, quận 6.

Tại cơ quan điều tra, ông Trần Đình Ngọc thừa nhận đã sản xuất hàng giả hơn 1 năm nay. Được biết Cty TNHH SX TM mỹ phẩm Thanh Trúc tại quận 6 do ông Trần Đình Ngọc đứng tên kinh doanh, chuyên kinh doanh, phân phối sỉ và lẻ các loại mỹ phẩm có nhãn mác nêu trên của Malaysia, Thái Lan tại thị trường Việt Nam. Sau một thời gian phân phối chiếm được một số thị trường bán lẻ nhất định thì chủ cơ sở này tiến hành làm giả để bán. Các hương liệu được người của cơ sở này mua từ chợ hoá chất Kim Biên, quận 5 về pha chế.

Các vỏ chai cũng được mua trôi nổi trên thị trường. Sau đó vợ chồng ông Ngọc và 3 nhân công - chủ yếu là những người trong gia đình ông Ngọc - tổ chức đổ hương liệu đã qua pha chế vào trong chai, rồi dùng các loại máy dập nắp, máy in để dán nhãn mác, dán cả tem chống hàng giả rồi tuồn ra thị trường. Các loại dầu gội, kem dưỡng da cũng được sản xuất với một quy trình tượng tự.

Đà Nẵng: Bắt vụ sản xuất hàng giả lớn nhất từ trước đến nay. Ngày 27-8, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường và Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Đà Nẵng đã bắt quả tang một cơ sở sản xuất hàng giả quy mô lớn đóng tại 51 Xuân Diệu, quận Hải Châu.

Thống kê ban đầu, có 270 gói bột nêm A-One giả mạo, loại từ 400g đến 1kg đóng trong 20 thùng giấy; 300 gói bột giặt Omo giả loại 400g và 3kg; 20 bao bột giặt nguyên liệu Star, mỗi bao 20kg; 5 bao bột ngọt Trung Quốc (25kg/bao)... Ông Nguyễn Nho Hậu – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng - cho biết, ước tính tổng số bột giặt bị thu giữ khoảng 2 tấn và khoảng 400kg bột ngọt. Đây là vụ phối hợp bắt giữ hàng lậu lớn nhất Đà Nẵng từ trước đến nay.

Theo Thanh Hải (Lao Động)

Theo Chí Hải
Lao Động

MỚI - NÓNG