Hậu vụ án Rusalka: Cuộc chiến pháp lý mới

Hậu vụ án Rusalka: Cuộc chiến pháp lý mới
TP - Các nhà thầu - chủ nợ lớn nhất của dự án Rusalka không thỏa thuận với ông Nguyễn Đức Chi về việc giải quyết nợ, vì cho rằng các giao kết của ông Chi với họ không có giá trị pháp lý.

Dân và nhà thầu lo sa lầy
> Hậu vụ án Rusalka: Sóng ngầm lại nổi

BMC: Ông Chi không có tư cách pháp nhân

Theo thông báo thanh lý Rusalka, nhà đầu tư cũ sẽ thỏa thuận với nhà đầu tư mới về việc chuyển giao trách nhiệm giải quyết công nợ của Công ty Đầu tư và Phát triển du lịch “Rus-Inves-Tur” (R.I.T) tại dự án Rusalka. Với nội dung này, ông Nguyễn Đức Chi đã thuyết phục được một số nhà thầu chấp nhận chờ nhà đầu tư mới trả nợ. Tuy nhiên, 4 nhà thầu lớn nhất của R.I.T, trong đó có Cty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng và Xây lắp Thương mại (BMC) không chấp nhận.

BMC cho biết, sẽ khởi kiện ông Nguyễn Đức Chi để yêu cầu bồi thường thiệt hại, khi thấy cần thiết.

Theo BMC, giấy phép đầu tư Rusalka của R.I.T đã bị thu hồi, pháp nhân chủ đầu tư cũ của Rusalka không còn tồn tại. Về cá nhân, ngày 2-3-2009, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên ông Chi phạm tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Trong các tài liệu bị ông Chi làm giả, có biên bản họp HĐQT R.I.T ngày 1-2-2000. Dựa vào tài liệu này, Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa đã xác nhận danh sách lãnh đạo R.I.T, trong đó ông Chi là Chủ tịch HĐQT. Tòa kết luận, văn bản xác nhận bộ máy lãnh đạo R.I.T là không có giá trị pháp lý.

Do vậy, BMC cho rằng, R.I.T và ông Chi không còn tư cách theo quy định của pháp luật để giao kết với nhà đầu tư mới về trách nhiệm trả nợ cho các nhà thầu. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, các giao kết (nếu có) giữa các nhà thầu Rusalka với ông Chi, giữa ông Chi với chủ đầu tư mới về giải quyết nợ là vô hiệu.

Ai có quyền sở hữu Rusalka?

Theo ông Chi, ngoài tư cách đại diện R.I.T, ông còn là chủ tài sản tại Rusalka, có quyền thanh lý Rusalka. Năm 2003, R.I.T ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB). MB đã gửi BMC Bảo lãnh thanh toán cho R.I.T, với điều kiện là thanh toán khi dự án thi công xong, đi vào khai thác hoạt động.

BMC đã chấp thuận điều kiện này. “Như vậy, công trình do nhà thầu thi công xong, tôi nghiệm thu xong thì nhà thầu sở hữu nợ, tôi sở hữu tài sản, tài sản ấy được lập tức được chuyển vào hợp đồng tín dụng” - ông Chi nói.

Tuy nhiên, BMC khẳng định, không có văn bản nào thể hiện BMC chấp thuận điều kiện thanh toán như trên. MB chỉ bảo lãnh thanh toán cho R.I.T đến ngày 30-10-2004 và bảo lãnh cho từng phụ lục riêng lẻ, nên không có chuyện BMC đồng ý đến khi dự án đi vào hoạt động mới được thanh toán. R.I.T còn nợ tiền BMC, BMC chưa bàn giao công trình cho R.I.T, quyền sở hữu tài sản do BMC xây dựng tại Rusalka vẫn đang thuộc về BMC.

Ông Nguyễn Đức Chi còn một bảo bối nữa. Ông cho rằng, theo Quyết định Giám đốc thẩm số 07/2010/HS-GĐT ngày 01-04-2010 của TAND Tối cao và theo văn bản số 92/TA-HS ngày 22-03-2011 của TAND Tối cao, ông là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản dự án Rusalka.

Nhưng, Quyết định Giám đốc thẩm trên chỉ có nội dung hủy kê biên tài sản tại Rusalka. Văn bản số 92/TA-HS trả lời đơn của ông Chi, có nội dung “các tài sản bị kê biên trong vụ án là của anh”.

Song đây không phải là một bản án hay quyết định có giá trị pháp lý của Tòa án. Cần nói thêm, trong các tài sản bị kê biên có 43,86 ha đất, chưa bao giờ là tài sản của R.I.T hay của ông Chi.

Theo báo cáo thực hiện thanh lý Rusalka do ông Chi lập, trong số 21 nhà thầu mà R.I.T còn nợ, có 12 nhà thầu đã thỏa thuận công nợ; 2 nhà thầu chưa trả lời; 3 nhà thầu không liên lạc được; 4 nhà thầu không đạt được thỏa thuận, là BMC, Cty TNHH Á Châu, Cty TNHH Trường Sơn, DNTN Quỳnh Lê. Tổng số nợ gốc của R.I.T với 4 nhà thầu này là hơn 56,5 tỷ đồng, bằng khoảng 2/3 tổng số nợ của R.I.T. Các nhà thầu đòi thanh toán cả nợ gốc, lãi và tiền phạt vi phạm hợp đồng, tổng cộng gần 294,4 tỷ đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.