Dấu hiệu sai sót tố tụng vụ 'bác sỹ truyền nhầm máu'

Dấu hiệu sai sót tố tụng vụ 'bác sỹ truyền nhầm máu'
TPO - Bước sang ngày xét xử thứ hai vụ án “bác sỹ truyền nhầm nhóm máu” ở Bệnh viện huyện Thanh Trì (Hà Nội), các luật sư làm rõ một số thiếu xót trong quá trình tố tụng.

> Xét xử vụ bác sỹ truyền nhầm nhóm máu cho bệnh nhân

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Bắt đầu ngày xét xử thứ hai, HĐXX nhận được đơn xin vắng mặt của ông Tạ Xuân Sơn - Giám đốc Bệnh viện huyện Thanh Trì với lý do “huyết áp đột ngột tăng cao”. Nhiều luật sư tỏ ý bất bình, bởi theo họ, chỉ ông Sơn mới có thể làm rõ mọi quy trình liên quan đến quy chế làm việc, chế độ giao ca, kíp của bệnh viện, qua đó có thể góp phần làm rõ hành vi của từng bị cáo, cũng là bác sỹ của bệnh viện.

Trong phiên xử, Toà dành khá nhiều thời gian làm rõ quy trình xét nghiệm, truyền máu cũng như nguyên nhân tử vong của bệnh nhân. HĐXX dành khá nhiều thời gian thẩm vấn bị cáo Trần Thị Xuân Dung - Trưởng khoa xét nghiệm (Bệnh viện huyện Thanh Trì).

Theo cáo buộc, bà Dung trực tiếp truyền máu cho bệnh nhân và cũng là người ký xác nhận vào kết quả nhóm máu AB cho bà Vinh. Tuy nhiên, giải thích việc làm này, bà Dung phân trần, việc ký xác nhận chỉ là thủ tục hành chính, với vai trò là người phụ trách chung, chứ không chịu trách nhiệm về chuyên môn. Còn hành vi trực tiếp truyền máu, bác sỹ này phản bác: “Tôi là người đi lĩnh máu về, nhưng đã bàn giao cho Khoa Lâm sàng, cụ thể là bác sỹ Vân. Nếu không bàn giao, không thể có hoá đơn truyền máu”.

Cũng theo bị cáo Dung, trong phiếu truyền máu cho bệnh nhân Vinh đã thể hiện rất rõ y tá truyền máu và bác sỹ điều trị không phải tên mình.

Để làm rõ việc có thiếu xót trong quá trình tố tụng, các luật sư cho rằng, cơ quan điều tra đã sai lầm khi không tiến hành phẫu thuật tử thi để xác định chính xác nguyên nhân tử vong của bệnh nhân.

Hồ sơ bệnh án thể hiện, trước khi tử vong, bà Vinh mắc chứng bệnh nguy hiểm, sốt cao, đặc biệt là cơ địa “thiếu máu tan máu tự miễn”, do vậy, khi truyền nhầm nhóm máu AB vào cơ thể đã tạo ra hiện tượng sốc phản vệ.

Khi được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), về cơ bản, trước đó, các bác sỹ ở Bệnh viện Thanh Trì đã thực hiện những thao tác xử trí cấp cứu. Sau bốn ngày điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, do bệnh tình nặng, gia đình bệnh nhân xin rời viện và tử vong tại nhà riêng. Như vậy, việc xác định chính xác nguyên nhân chết của bệnh nhân vẫn chưa được làm rõ.

Trong quá trình điều tra, truy tố, các cơ quan tố tụng chỉ dựa duy nhất vào kết luật của Viện pháp Y quốc gia (Bộ Y tế) để làm căn cứ xác định nguyên nhân tử vong của bệnh nhân.

Bản kết luận có đoạn: “Bà Nguyễn Thị Vinh tử vong do truyền máu nhầm nhóm, trên cơ địa cơ bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ đe doạ tử vong”.

Trả lời vị chủ toạ về tính xác thực cũng như đánh giá nội dung kết luận trên, bị cáo Nguyễn Thị Tường Vân (nguyên Phó Giám đốc bệnh viện huyện Thanh Trì, bác sỹ điều trị cho bệnh nhân Vinh) khẳng định: “Bản kết luận giám định trên chỉ thoả mãn ¼ nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Vinh. Bởi cùng thời điểm đó, bệnh nhân này mắc bốn trọng bệnh. Do vậy, nếu quy kết truyền nhầm máu là nguyên nhân duy nhất gây tử vong là không xác đáng”.

Trước khi dừng phần tranh tụng của mình, luật sư Trần Đình Triển (Đoàn luật sư Hà Nội) bảo vệ cho bị cáo Dung thắc mắc: “Đây là vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nhưng phía bị hại đã rút đơn, tại sao cơ quan tố tụng không đình chỉ vụ án?”.

Phiên xử tiếp diễn với phần đề xuất mức án của vị công tố viên, theo đó hai bị cáo Dung và Vân cùng chung mức án 18 đến 24 tháng cải tạo không giam giữ, bị cáo Hà từ 10 đến 14 tháng cải tạo không giam giữ.

Dự kiến sáng mai (24-11), Toà tuyên án.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.