Sử dụng sai mục đích hàng trăm tỷ đồng

Nhà máy DAP Hải Phòng của Vinachem Ảnh: GDVN
Nhà máy DAP Hải Phòng của Vinachem Ảnh: GDVN
TP - Kết thúc thanh tra việc quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại Tập đoàn Hóa chất VN (Vinachem), Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều yếu kém, sai phạm của Tập đoàn và một số đơn vị thành viên. Hơn 700 tỷ đồng thuộc Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp bị sử dụng sai mục đích hoặc chưa được phép.

> Tập trung kiểm toán lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Theo TTCP, vào thời điểm thanh tra, tổng giá trị tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý đã loại ra, không tính vào giá trị doanh nghiệp để CPH là trên 200 tỷ đồng.

Số tài sản trên thuộc trách nhiệm xử lý của Vinachem, nhưng Tập đoàn lại ủy quyền cho các đơn vị tự xử, nên đến nay còn để tồn đọng tài sản trị giá trên 86 tỷ đồng ở nhiều Cty cổ phần và không được theo dõi, quản lý chặt chẽ.

Trong việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH doanh nghiệp, Vinachem cũng để xảy ra những việc làm sai quy định.

Cụ thể, Tập đoàn không mở tài khoản riêng để quản lý quỹ (hơn 1.030 tỷ đồng thu được từ CPH) tại kho bạc hoặc ngân hàng, trái các quy định của Chính phủ và bộ Tài chính; dùng quỹ để chi bổ sung vốn đầu tư với số tiền trên 254 tỷ đồng cho một số dự án mà chưa được phép của cấp có thẩm quyền; hạch toán chuyển hơn 404 tỷ đồng từ quỹ này để bổ sung vốn điều lệ cho Tập đoàn này khi không có quyết định của Thủ tướng, sai quy định của Bộ Tài chính.

Tập đoàn này còn “trích” 193 tỷ đồng từ quỹ hỗ trợ, sắp xếp CPH doanh nghiệp, đem cho các doanh nghiệp vay và gửi ngân hàng lấy lãi.

Tại một số Cty thành viên khác của Vinachem, đoàn thanh tra cũng phát hiện tình trạng sử dụng vốn cho vay ngắn hạn không đúng mục đích như Cty Phân lân Nung Chảy Văn Điển cho vay 4,5 tỷ đồng, Cty TNHH Một thành viên Phân đạm và hóa chất Hà Bắc cho vay 190 tỷ đồng; Cty Cổ phần Cao su miền Nam vay vốn để sản xuất, kinh doanh nhưng lại đầu tư vào chứng khoán, đầu tư dài hạn với số tiền trên 100 tỷ đồng…

Việc tổ chức thực hiện dự án đầu tư, Vinachem cũng để “lộ” những bất cập, trong 44 danh mục dự án được tập đoàn này điều chỉnh theo quy hoạch, đa số các dự án đã không hoàn thành đúng tiến độ theo quy định và kế hoạch.

Điển hình như dự án DAP Hải Phòng (dự án nhóm A, vốn đầu tư trên 172 triệu USD) chậm tiến độ 766 ngày đối với gói thầu EPC, chất lượng sản phẩm không đạt thiết kế, một số chỉ tiêu tiêu hao công nghệ cao hơn thiết kế dẫn đến hiệu quả, doanh thu dự án giảm.

Tuy nhiên, nhà thầu chỉ chấp nhận số ngày chậm tiến độ là 29,5 ngày và chỉ bồi thường khoảng 2 triệu USD (trong tổng số 6 triệu USD chủ đầu tư đề nghị).

Ngoài ra, trong khâu quản lý, sử dụng đất, theo TTCP, một số Cty của Vinachem không thực hiện đúng, đủ các thủ tục về kê khai, đăng ký, thuê và giao đất dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả và chưa nộp thuế đất đầy đủ.

Ví như Cty Cổ phần hóa chất và vi sinh có 3 khu đất diện tích trên 18.980 m2, quản lý sử dụng từ trước khi CPH đến nay nhưng chưa có hồ sơ giao đất hoặc thuê đất, chưa nộp thuế, nộp tiền sử dụng đất, với số tiền trên 6 tỷ đồng.

TTCP đề nghị Vinachem tổ chức kiểm điểm, xử lý tập thể, cá nhân có sai phạm; thu hồi về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH doanh nghiệp số tiền cho vay không đúng mục đích 282 tỷ đồng; báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khoản tiền 658 tỷ đồng do chi chưa đúng đối tượng, chưa được phê duyệt và 4,6 tỷ đồng do Cty Cổ phần Pin - Ắc quy Vĩnh Phú chiếm dụng từ năm 2007…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.