Hạn chế rủi ro trong công chứng giao dịch tài sản

Hạn chế rủi ro trong công chứng giao dịch tài sản
TP - Hôm qua, Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Công chứng, 96 tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn đã công chứng được 825 nghìn hợp đồng, thu được 538 tỷ đồng tiền lệ phí và thù lao, nộp ngân sách 120 tỷ đồng.

> Làm sao để ngăn ngừa bán tài sản cho nhiều người?

Để góp phần bảo đảm an toàn pháp lý, hạn chế rủi ro cho việc công chứng các hợp đồng, Sở Tư pháp TP Hà Nội phối hợp với Hội Công chứng TP Hà Nội và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đã xây dựng Chương trình quản lý thông tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng (gọi là UCHI).

Sau 2 năm thực hiện, chương trình đã hạn chế việc thực hiện đồng thời nhiều giao dịch đối với một tài sản, hạn chế việc công chứng đối với Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đã có Quyết định thu hồi, đã bị hủy, đã bị mất, hạn chế việc sử dụng văn bản công chứng giả tham gia giao dịch, đăng ký biến động, đăng ký giao dịch bảo đảm…

Đến nay đã có 82/96 tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tham gia chương trình, đã có hơn 1 triệu thông tin trong chương trình.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.