'Trai Tây' lừa tình, gạt tiền qua mạng gái Việt

Nhiều phụ nữ kết bạn qua mạng đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo
Nhiều phụ nữ kết bạn qua mạng đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo
Không chỉ bị lừa tình nhiều cô gái còn bị lừa tiền rất nhiều lần do chính "bạn trai" họ đã gài bẫy… Để thu hút đối phương, bọn chúng thường kết bạn qua mạng và ngụy tạo vỏ bọc là người thành đạt, giàu có…

> Cả 'binh đoàn' đàn ông bị lừa bán ngoạn mục như thế nào?
> Gần 1.000 người bị lừa bán mỗi năm
> Vũ sư quay clip sex 'tống tình' được tại ngoại nhờ khai báo thành khẩn

Nhiều phụ nữ kết bạn qua mạng đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo
Nhiều phụ nữ kết bạn qua mạng đã trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.

Theo Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh (PC46), trong thời gian qua đã có nhiều phụ nữ đến cơ quan điều tra để tố cáo hành vi lừa đảo của một số đối tượng người nước ngoài.

Khoảng tháng 7-2011, bà Đinh Thị Diệu (ngụ quận 7) tham gia vào một trang mạng xã hội (địa chỉ www.tagged.com) thì có một người đàn ông xưng tên Renzo Roland (47 tuổi) "nhảy vào" làm quen. Sau một tháng quen trên mạng, Renzo Roland nói sẽ về Việt Nam để làm đám cưới với bà Diệu.

Đến ngày ghi trên vé máy bay (vé gửi qua email), bà Diệu ra sân bay Tân Sơn Nhất để đón nhưng không thấy ông Renzo Roland đâu và cũng không có chuyến bay nào như ông Renzo Roland nói.

Ngay sau đó, Renzo Roland gọi điện thoại cho bà Diệu nói là đang ở sân bay Nội Bài - Hà Nội và đang bị Hải quan sân bay bắt giữ do mang tiền theo với số lượng lớn. Renzo Roland nhờ bà Diệu giúp 1.000 USD để đóng phạt, khi lấy tiền ra được Renzo Roland sẽ trả lại.

Theo hướng dẫn của Renzo Roland, bà Diệu chuyển tiền vào tài khoản số tiền 20.810.000 đồng (tương đương 1.000 USD). Sau khi nhận được tiền trên, Renzo Roland tiếp tục yêu cầu bà Diệu đưa tiếp 3.000 USD để "lót tay" cho cán bộ sân bay để vụ việc được giải quyết nhanh chóng. Mặc dù không có tiền, nhưng bà Diệu cũng cố vay mượn và chỉ gửi thêm được 10.420.000 đồng (tương đương 500 USD).

Không dừng lại ở đó, Renzo Roland tiếp tục yêu cầu bà Diệu gửi thêm tiền để mua đồ ăn vì nhân viên sân bay không cho ăn uống. Xót lòng, bà Diệu chắt chiu gửi tiếp 2 triệu đồng cho Renzo Roland. Sau khi nhận được tiền, Renzo Roland lại tiếp tục yêu cầu bà Diệu phải gửi thêm tiền. Thấy mình đã bị lừa, bà Diệu không gửi tiền nữa và trình báo với cơ quan điều tra.

Cũng có nhu cầu tìm bạn trên mạng, bà Lê Thị Ánh Hồng (ngụ quận Thủ Đức) tham gia vào một trang mạng xã hội và quen một người tên Raymond Cole (Quốc tịch Anh, 39 tuổi, nghề nghiệp thủy thủ).

Khoảng tháng 11-2010, Raymond Cole nói sẽ đến Việt Nam du lịch và muốn gửi đồ qua trước. Khoảng hai tuần sau, bà Hồng nhận được email và điện thoại của Công ty Vận chuyển Global Shipping Company London gửi yêu cầu chuyển 1.000 USD (phí vận chuyển hàng hóa từ Malaysia đến Việt Nam), nếu không hàng sẽ không được chuyển đến.

Tìm cách liên lạc với Raymond Cole không được nên ngày 23/11/2010, bà Hồng đã gửi 19.480.000 đồng (tương đương 1.000 USD) vào tài khoản theo hướng dẫn của đại diện Công ty Vận chuyển Global Shipping Company London. Khoảng hai ngày sau, công ty này yêu cầu bà Hồng gửi tiếp 6.000 USD phí bảo hiểm vì hàng này có giá trị lớn.

Tin lời, ngày 1-12-2010, bà Hồng tiếp tục gửi 116.820.000 đồng (tương đương 6.000 USD). Sau khi nhận tiền, công ty này lại tiếp tục yêu cầu bà Hồng gửi tiếp 10.000 USD để đóng phí hải quan vì hàng đang bị Hải quan Mailaysia bắt giữ. Đến lúc này, bà Hồng mới biết là mình đã bị lừa...

Với những thủ đoạn như trên, các đối tượng người nước ngoài đã lừa rất nhiều phụ nữ tìm bạn qua mạng. Để thu hút đối phương, bọn chúng thường ngụy tạo vỏ bọc là người thành đạt, giàu có… để đánh vào lòng tham của những phụ nữ nhẹ dạ và sau đó là đến việc lừa tiền.

Điển hình như trường hợp của bà Đinh Thị Diệu Quyên (ngụ quận 9), sau 6 tháng làm quen với bạn trai người Anh (38 tuổi), cũng với chiêu lừa "mang số tiền quá lớn (500.000 Euro) vào Việt Nam bị Hải quan bắt giữ" nên Quyên phải đi vay mượn khắp nơi gần 25 triệu đồng và 600 USD để đóng phạt giúp...

Tất cả các trường hợp lừa đảo như trên đều có điểm chung là việc trao đổi thông tin với nhau chỉ qua tin nhắn điện thoại, email hoặc chat. Còn các loại tiền, quà, từ nước ngoài gửi về, mặc dù người nhận đã đóng đủ các loại phí theo yêu cầu của người gửi nhưng thực tế không có món tiền hoặc thùng hàng nào được đưa về địa chỉ nhận người.

Theo cơ quan CSĐT, xác minh số tài khoản mà các nạn nhân đã chuyển tiền vào đều là những tài khoản do một phụ nữ người Việt Nam mở tại các ngân hàng (người này mở tài khoản dưới sự điều khiển của một người nước ngoài da đen).

Sau khi tiền chuyển vào tài khoản thì ngay sau đó, người phụ nữ này cùng một đối tượng người da đen nói trên đã đến rút hết. Nạn nhân trong "đường dây" lừa đảo này, cơ quan điều tra xác định có gần 20 trường hợp với tổng số tiền gửi vào các tài khoản hơn 1,4 tỷ đồng và hơn 100.000 USD.

Bà Trương Thị Hữu Hạnh (ngụ quận Gò Vấp) nạn nhân của "đường dây" lừa đảo trên cho biết, riêng bản thân bà bị lừa hơn 23 triệu đồng (tiền phạt cho gói quà). Đến khi bị đối tượng yêu cầu gửi khẩn cấp 2.500 USD để xác nhận gói hàng không có ma túy thì linh tính mách bảo có chuyện bất thường: "lên mạng kiểm tra các thông tin trên địa chỉ trang web http://www.consumercomplaints.in/complaints/air-parcel-express-c46696/page/6 thì mới biết mình bị lừa do có nhiều người bị lừa với chiêu thức, thủ đoạn giống như mình"

Theo Thúy Hà
Công an nhân dân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC
TPO - Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp trong tổ chức hoạt động đấu thầu vàng miếng SJC để đảm bảo hoạt động đấu thầu được an toàn, hiệu quả.