Người ném xác người yêu xuống huyệt mộ

Người ném xác người yêu xuống huyệt mộ
Hàng đêm hình ảnh người yêu máu mê đầy mình dưới một huyệt mộ đào sẵn vẫn hiện về trong những cơn ác mộng của phạm nhân Phạm Như Nghị.

Người ném xác người yêu xuống huyệt mộ

> Lần theo dấu vết kẻ giết người tình vứt xác xuống cống
> Sát thủ phi tang xác tình nhân ở hố ga bị bắt

Hàng đêm hình ảnh người yêu máu mê đầy mình dưới một huyệt mộ đào sẵn vẫn hiện về trong những cơn ác mộng của phạm nhân Phạm Như Nghị.

Hiện trường một vụ giết người yêu giấu xác phi tang
Hiện trường một vụ giết người yêu giấu xác phi tang.

Trả cho người yêu món nợ gần 200 ngàn, Nghị mới sực nhớ đến khoản học phí còn chưa đóng, những ngày tháng tới còn chưa có tiền ăn… gã lập tức tìm cách lấy lại số tiền đã đưa… Cho đến tận bây giờ, khi đã thụ án trong trại giam số 5 (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá), hàng đêm hình ảnh người yêu máu mê đầy mình dưới một huyệt mộ đào sẵn vẫn hiện về trong những cơn ác mộng của phạm nhân Phạm Như Nghị.

Bi kịch từ món nợ 200 ngàn đồng

Nghị kể lại, mình là con trai thứ ba trong một gia đình có 4 chị em. Nhà nghèo nên sau khi tổ nghiệp trung học phổ thông, Nghị không thi vào đại học mà ở nhà rồi đi thực hiện Nghị vụ quân sự. Xuất ngũ, cậu về quê xin đi làm quảng cáo để kiếm tiền nuôi sống bản thân, vừa phụ giúp thêm cho gia đình.

Cũng trong quãng thời gian này, Nghị vừa đi làm, vừa tranh thủ xin đi học thêm lớp bổ túc kĩ thuật công nghiệp của Trường kỹ thuật công nghiệp Thanh Hóa.

Thời gian ở quân ngũ đã giúp Nghị rèn luyện sự chững chạc, có tác phong ngăn nắp nên Nghị được các bạn cùng lớp tin tưởng bầu làm lớp trưởng. Trong số bạn bè cùng lớp, dần dà Nghị và Nguyễn Thị Hồng đã nảy sinh tình cảm yêu thương nhau.

Nghị kể lại, cha mẹ của Hồng cũng rất quý Nghị và cũng có ý định vun vào cho hai người. Nhưng trong lúc này Nghị còn đi học, thu nhập từ nghề tay trái còn bấp bênh nên Nghị cũng chưa dám tính đến chuyện đi xa. Sau một thời gian, thấy quan hệ giữa hai người chưa thể tiến xa hơn vì hoàn cảnh không cho phép, Nghị chủ động khuyên Hồng: “Thôi thì gái có thì, em nên đi tìm người nào có điều kiện hơn anh”.

Một ngày đầu năm 2004, lớp học tổ chức một buổi đi chơi dã ngoại tại bờ biển Sầm Sơn. Thiếu tiền đóng quỹ, lại chẳng ai có tiền cho vay nên Nghị hỏi vay một người bạn 200 ngàn đồng, hẹn sau khi đi chơi về thì trả.

Nghị nhớ lại: “Nghèo quá chị ạ. Ngày đó số tiền 200 ngàn với người bình thường có thể không lớn, nhưng với em là một cậu sinh viên nhà nghèo vừa học vừa làm, nhiều khi tiền ăn còn chẳng có thì biết “xoay tiền” ở đâu”. Nhớ lời người vay đã hẹn nhưng không trả nợ đúng hẹn, nên “chủ nợ” nhờ Hồng đến đòi tiền người yêu cũ.

Nghị thuật lại: “Chiều hôm ấy, thấy người yêu cũ bất chợt tìm đến nơi ở, em nửa mừng nửa lo. Mừng vì lâu ngày quá không gặp gỡ trò chuyện, đã từng yêu nhau nên đôi khi vẫn còn nhớ nhung. Lo vì cô ấy đến bất ngờ thế, chẳng biết có chuyện xích mích gì sẽ xảy ra hay không”.

Đúng như dự đoán của cậu, người yêu cũ thông báo mình có mặt tại đây vì cô bạn nhờ đến đòi nợ giúp.

“Sái mặt” vì “mất điểm” trong mắt người yêu cũ, nhưng lúc đó trong túi không còn một xu dính túi, Nghị chạy vòng quanh nhà các bạn để vay mượn, nhưng cũng chỉ gom được số tiền 180 ngàn, nhờ Hồng cầm hộ về trả cho Phượng. Còn thiếu 20 ngàn đồng nên Hồng không chịu, Nghị khất Hồng chờ một lúc nữa để mình chạy đi vay nốt.

Trên đường đi “quay tiền”, những nỗi lo về cơm áo gạo tiền lại ùa đến luẩn quẩn trong đầu cậu sinh viên nghèo rớt mùng tơi này. Nghĩ đến số tiền mình vừa trả nợ, cậu lại sực nhớ mình còn đang chưa có tiền đóng học phí, trong khi đã quá hạn phải nộp từ mấy ngày hôm trước, nếu không nộp thì sẽ có nguy cơ bị cấm thi.

Mà Nghị lại là lớp trưởng. Nếu lớp trưởng còn không gương mẫu, còn nợ học phí thì làm sao còn dám hô hào các bạn sinh viên khác cùng lớp đóng học phí đóng hạn, thực hiện các phong trào, các hoạt động khác? Nghị nói, lúc đó trong đầu cậu chợt loé lên một ý tưởng man dại: “Phải tìm cách lấy lại số tiền 180 ngàn đồng mình mới trả người yêu cũ”.

Phạm Như Nghị đang thụ án tại trại giam, ảnh ĐS&PL
Phạm Như Nghị đang thụ án tại trại giam, ảnh ĐS&PL.

Bản án lương tâm nặng nề hơn án tử

Nghị vòng xe trở về nhà nơi người yêu cũ đang đứng đợi, hẹn Hồng cứ đạp xe ra địa điểm là một khu đất trống khu vực gần đó: “Em ra đó đi, lát anh mang tiền qua trả nốt”. Đợi Hồng đi khuất, Nghị vào nhà thủ sẵn theo một con dao vào người rồi lững thững đi ra nơi hẹn.

Nhìn mặt người yêu cũ lần cuối, khi nghe Hồng hỏi: “Anh đưa nốt tiền trả đi để em về”, không nói một câu, Nghị rút dao trong người rồi vung tay. Nạn nhân bị dính một nhát dao vào hông, gục xuống tại chỗ nhưng vẫn còn khá tỉnh táo.

Nhìn thấy Nghị lục lọi người mình để lấy lại số tiền vừa trả nợ rồi dợm chân định bước đi, Hồng đau đớn van nài Nghị quay lại giúp Hồng đưa vào trạm xá. Hồng hứa sẽ cho Nghị số tiền đã vay, và cam đoan sẽ không báo vụ việc đến công an, mà coi như vết thương bị gây ra chỉ bởi một tai nạn.

Nhìn thấy người yêu cũ đau đớn quằn quại, Nghị kể lại lúc đó đã bắt đầu thấy sợ, đã cảm thấy mủi lòng nên cuống quýt tìm cách băng vết thương, dìu Hồng đi trạm xá. Tuy nhiên sau đó, khi đã gượng dậy, nạn nhân lại gắng gượng bỏ chạy kêu cứu, vứt cả xe đạp lại chỗ của Nghị. Thấy Hồng không giữ lời hứa, Nghị lao theo túm bắt được Hồng, bịt miệng rồi bóp cổ Hồng cho đến khi nạn nhân bất tỉnh, không còn kêu được nữa nữa.

Giết người yêu xong, để phi tang chứng cứ, Nghị đã lột quần áo của nạn nhân, dùng dao cắt đồ lót của Hồng cho vào một chiếc túi ni lông đem giấu ở góc Nghị địa nhằm dựng hiện trường giả, đánh lạc hướng cơ quan điều tra rằng đây là một vụ hiếp dâm, giết người. Nghị lôi xác người yêu cũ vào Nghị địa, ném vào một cái huyệt đã đào sẵn còn lấp xấp nước rồi dùng vỏ bao xi măng cũ và gạch vỡ đậy kín miệng hố. Tiếp đó Nghị lấy 180 ngàn đã đưa cho Hồng và mang chiếc xe đạp của Hồng đi cầm đồ được 100 nghìn nữa rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Suốt 10 ngày sau khi gây án rồi chạy trốn, Nghị không ngủ được một phút nào vì cứ mỗi lúc nhắm mắt, hình ảnh người yêu cũ bê bết máu gào thét lại hiện ra trước mắt ám ảnh Nghị.

Không chịu đựng nổi sự dằn vặt trước tội lỗi mình đã gây ra, Nghị quay về nhà, tâm sự cho gia đình về việc mình đã giết người và được gia đình động viên ra đầu thú.

Hôm ra tự thú, Nghị kể lại mình như trút bỏ được gánh nặng trong người. Những đêm nằm trong trại tạm giam chờ ngày Toà xét xử, Nghị trằn trọc tự vấn: “Vì đâu mà mình lại man rợ đến thế? Lúc đó tôi không sợ chết, tôi không sợ án tử hình, tôi chỉ sợ không biết phải đối mặt với gia đình Hồng, với người thân của mình ra sao tại phiên toà. Không chỉ phụ công rèn luyện mấy năm trời quân ngũ, tôi còn phụ công của những người thân, của xã hội”

Điều bất ngờ đối với Nghị tại phiên toà sáu năm về trước, đó là việc gia đình nạn nhân đã không một lời trách cứ, mà còn có đơn xin giảm án cho mình. Có lẽ mọi người hiểu động cơ phạm tội của cậu sinh viên nghèo này là nhất thời, do chưa đủ nghị lực, bản lĩnh đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống nên đã lỡ lầm có một phút mê muội.

“Thoát chết, nhưng tôi không thoát khỏi niềm ân hận đêm đêm lại trở về ám ảnh, dày vò cắn rứt lương tâm”, Nghị tâm sự.

Người phạm nhân người dong dỏng cao dáng thư sinh này chợt trầm ngâm: “Tôi sợ nhất là những ngày trốn chạy. Ngẫm ra thì tội ác nào rồi cũng bị phát hiện, hơn nữa cái cảm giác lúc đó của người phạm tội lúc nào cũng nặng nề, cũng thảng thốt, cũng giật mình thon thót.

Bi kịch của tôi còn nằm ở chỗ người bị hại lại chính là người yêu cũ, sao mình nỡ cướp đi mạng sống của cô ấy chỉ vì một phút thiếu thốn một vài trăm ngàn đồng”.

Nghị tâm sự, với những gì mình đã dại dột gây ra, Nghị không mong ngày mình được về với cuộc sống bình thường. Nghị chỉ mong câu chuyện của mình là một bài học cảnh tỉnh với những người khác, để không còn ai phải sống những tháng ngày day dứt như Nghị đã và đang sống.

Theo Xa lộ pháp luật

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG