Một phụ nữ khai có con riêng với ông Dương Chí Dũng

Một phụ nữ khai có con riêng với ông Dương Chí Dũng
TP - Làm việc với cơ quan công an, bà T. khai có con riêng của Dương Chí Dũng và được ông Dũng đưa phần lớn số tiền mua 2 căn hộ ở Láng Hạ và Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

* Kê biên 2 căn hộ cao cấp đứng tên bà này

> Giám đốc bị bắt vì giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn
> Bắt thêm một giám đốc đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn

Ngày 14/10, Cơ quan CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an hoàn tất điều tra vụ tiêu cực xảy ra tại Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

C48 chuyển hồ sơ vụ án sang Viện KSNDTC đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng cùng 9 bị can về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản.

Ông Dương Chí Dũng bị cáo buộc có hành vi cố ý làm trái trong việc phê duyệt dự án sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam và việc mua ụ nổi 83M. Khi chưa được Thủ tướng phê duyệt, năm 2007, ông Dũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỷ đồng, trong đó có hạng mục mua, lắp đặt ụ nổi.

Sau đó, bị can Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines, có văn bản trình và được ông Dũng ký quyết định phê duyệt nâng tổng mức đầu tư lên thành 6.489 tỷ đồng. Tương tự, việc mua sắm ụ nổi cũng đã bị đội giá từ hơn 14 triệu USD lên thành 19,5 triệu USD. Trong đó, tiền mua ụ nổi 9 triệu USD, còn lại là tiền sửa chữa...

Cơ quan điều tra xác định, việc làm trên của các bị can trái với quyết định của Thủ tướng, trái Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư... gây lãng phí, thiệt hại cho Nhà nước khoảng 366 tỷ đồng. Trong đó, ông Dương Chí Dũng đã chỉ đạo cấp dưới nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD.

CQĐT cho rằng, mặc dù biết ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật Bản, bị hư hỏng nặng, đã bị Đăng kiểm Nga không cho hoạt động từ năm 2006 nhưng các ông Dũng - Phúc vẫn chỉ đạo cấp dưới hợp thức thủ tục để ký hợp đồng mua ụ nổi trên thông qua Công ty AP (Singapore) với giá 9 triệu USD. Trong khi đó, ụ nổi 83M được Cty Nakhodka (Nga) bán cho Cty AP chỉ với giá 2,3 triệu USD.

Theo thỏa thuận, sau khi Vinalines thanh toán 9 triệu USD, Cty AP đã chuyển 1,666 triệu USD tiền “lại quả” cho ông Dũng cùng các đồng phạm thông qua tài khoản của Cty Phú Hà (do bà Trần Thị Hải Hà, em gái bị can Trần Hải Sơn làm Giám đốc).

Sau đó, 3 người em của ông Sơn đã quy đổi rút, chuyển cho Sơn tổng cộng 28,1 tỷ đồng để ông này đưa cho các ông Dũng, Phúc và Trần Hữu Chiều. CQĐT xác định, 2 ông Dũng - Phúc chiếm hưởng 10 tỷ đồng tiền tham ô, ông Sơn chiếm hưởng hơn 5,8 tỷ và Trần Hữu Chiều được chia 340 triệu đồng.

Đáng chú ý, CQĐT đã kê biên 2 căn hộ cao cấp đứng tên bà T.T. tại tầng 29 toà nhà Sky City (số 88 Láng Hạ) và tầng 8 toà nhà Pacific (83 Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Làm việc với cơ quan công an, bà T. khai có con riêng của Dương Chí Dũng và được ông Dũng đưa phần lớn số tiền mua 2 căn hộ trên. Ngoài ra, cơ quan công an còn kê biên một căn nhà khác của vợ chồng ông Dũng tại phố Nguyên Hồng, Hà Nội và một căn nhà của vợ chồng bị can Mai Văn Phúc tại Quảng Ninh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.