Mới có 2 công ty đòi bồi thường vụ Vinashin

Mới có 2 công ty đòi bồi thường vụ Vinashin
TP - Mới có 2/6 doanh nghiệp đệ đơn yêu cầu thi hành án vụ Cố ý làm trái ở Vinashin - lãnh đạo Bộ Tư pháp cho biết trong cuộc gặp gỡ báo giới hôm qua (17/10).

> Điều chỉnh thành viên Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin
> VAMC sẽ tham gia xử lý nợ Vinashin

Về công tác thi hành án trong vụ cố ý làm trái xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ông Nguyễn Thanh Thủy (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp) cho hay, vụ việc này có 2 nội dung: án phí và việc bồi thường dân sự hơn 1.200 tỷ đồng cho 6 Cty.

Về án phí, đến nay các cơ quan chức năng đã thu được 230 triệu đồng. Việc bồi thường, theo ông Thủy, pháp luật quy định phải có đơn yêu cầu thi hành án từ phía các Cty bị thiệt hại. Tuy nhiên, sau khi xét xử vụ án từ tháng 2/2013 đến nay, hầu hết các Cty bị thiệt hại không yêu cầu thi hành án.

Trước tình hình đó, Bộ Tư pháp đã có văn bản đề nghị lãnh đạo Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc này, do các Cty bị thiệt hại đều là những doanh nghiệp lớn, và những tài sản đó thuộc quản lý của Nhà nước. Bộ Tư pháp cũng đã đề nghị Bộ GTVT yêu cầu các doanh nghiệp làm đơn đề nghị thi hành án. Sau những động thái này, đã có 2 doanh nghiệp làm đơn, thi hành án được 31 tỷ đồng.

Về công tác thi hành án dân sự, năm 2013, toàn quốc có hơn 732.000 án phải giải quyết, trong đó hơn 22% số án chưa có điều kiện thi hành. Lý giải con số 22% này, lãnh đạo Bộ Tư pháp khẳng định, trong nhiều lý do khác nhau, có việc các cơ quan tòa án ban hành bản án không có tính khả thi, còn gọi ‘‘bản án treo’’.

Tại buổi gặp gỡ báo chí, nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung tổng kiểm tra dân số ở Hà Nội được đặt ra. Theo một số PV, hằng ngày bạn đọc gọi điện thắc mắc: Công an Hà Nội đưa ra danh mục kê khai về hộ khẩu quá chi tiết, bao gồm cả số điện thoại, email, địa chỉ nhà, cơ quan.... Trong khi đó, công tác quản lý hộ khẩu cũng như lý lịch đã có đầy đủ, vậy có gây phiền hà cho dân không? Ông Ngô Hải Phan (Cục trưởng Kiểm soát thủ tục hành chính) nói, sẽ sớm có văn bản đề nghị Bộ Công an cũng như lãnh đạo Công an Hà Nội để làm rõ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.