Dương Chí Dũng xin đọc thơ trước Tòa

Dương Chí Dũng xin đọc thơ trước Tòa
TPO-Trong phần tự bào chữa, bị cáo Dương Chí Dũng tỏ ra hối hận về những chuyện đã qua và trong lúc cao hứng, bị cáo muốn đọc bài thơ tự sáng tác trong quá trình bị tạm giam nhưng chủ tọa yêu cầu dừng

Chiều nay (14/12) , sau phần tranh tụng căng thẳng, HĐXX cho 10 bị cáo nói lời sau cùng và thông báo sẽ tuyên án vào 14h ngày 16/12 tới.

Mở đầu phiên tranh tụng buổi chiều, thẩm phán Ngô Thị Ánh (chủ tọa phiên tòa) đề nghị đại diện cơ quan công tố nêu rõ hướng đề nghị xử lý đối với các vật chứng có trong vụ án, đặc biệt là hai căn nhà của Dương Chí Dũng.

Theo đó, kiểm sát viên bổ sung: “Tiếp tục kê biên hai căn nhà như cáo trạng đã thể hiện để đảm bảo thi hành án”. Nghe xong, chủ tọa phiên tòa quay sang hỏi ý kiến bà Phạm Thị Mai Phương (vợ bị cáo Dương Chí Dũng) về nội dung trên. Bà Phương cho hay, đây là khối tài sản có được từ việc vay mượn mẹ đẻ, mẹ chồng và tiền riêng của mình trong quá trình buôn bán, làm ăn, do vậy, không đồng ý với kết luận của Viện kiểm sát.

Dương Chí Dũng và các bị cáo trong phiên toà ngày 14/12
Dương Chí Dũng và các bị cáo trong phiên toà ngày 14/12.

Ở phần đối đáp, các công tố viên tiếp tục bảo vệ nội dung truy tố đã thể hiện trong cáo trạng. Từ đó, khẳng định việc truy tố bị cáo Dương Chí Dũng cùng 9 đồng phạm là có cơ sở, đúng người, đúng tội.

“Nếu bị cáo Dũng cùng các bị cáo làm đúng chức trách của mình, chúng tôi tin không có vụ án này xảy ra” – một kiểm sát viên lên tiếng. Cũng theo quan điểm của Viện kiểm sát, quá trình thẩm vấn, tranh luận, các luật sư có sự nhầm lẫn về tài sản công và tư.

“Mọi tài sản của Vinalines đều thuộc về Nhà nước. Mọi nguồn tiền từ việc đi vay, hay chuyển giao từ các tổ chức tín dụng vào Vinalines sẽ thuộc tài sản Nhà nước” – công tố viên nhấn mạnh.

Dù hội đồng xét xử ngắt lời, bị cáo Dương Chí Dũng vẫn cố đọc mấy câu thơ đã từng đọc ngày nhậm chức Cục trưởng Hàng hải:

Hai tám năm qua lại trở về

Với người hàng hải lời thề năm xưa....

Nói về việc mua ụ nổi 83M, các kiểm sát viên tái khẳng định, đó là một giao dịch trái pháp luật, trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bởi trước đó, phía Bộ Giao thông vận tải chưa hề có văn bản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng phía lãnh đạo Vinalines tự ý thành lập Ban quản lý dự án, rồi tự ý mua ụ nổi 83M.

Đối đáp sang nội dung tham ô tài sản, công tố viên lập luận, căn cứ vào lời khai nhận của bị cáo Trần Hải Sơn (cựu Tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) cùng các tài liệu khác có trong hồ sơ, có đủ cơ sở kết luận Dương Chí Dũng cùng đồng phạm đã tham ô hơn 28 tỷ đồng.

Các luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng
Các luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng.

Không đồng tình với phần đối đáp trên, các luật sư Trần Đình Triển, Ngô Ngọc Thủy đều “xoáy” vào các căn cứ chứng minh việc nhận tiền “lại quả”. Theo đó, luật sư Thủy đặt câu hỏi: “Nếu nói bị cáo Dũng cùng các bị cáo khác nhận tiền tham ô hơn 28 tỷ đồng, vậy căn cứ nào chứng minh điều đó? Nó thể hiện ở văn bản, hay tài liệu nào? Đề nghị Viện kiểm sát công bố”. Hơn nữa: “Tham ô trong Nhà nước được hiểu như đi ăn trộm tài sản của Nhà nước. Vậy ở đây Vinalines không kêu mình bị mất trộm, vậy có hành vi tham ô không?” – luật sư Thủy nói thêm.

Bổ sung ý kiến này, luật sư Triển yêu cầu cơ quan chức năng phải xác minh những thông tin về việc đưa, nhận tiền “lại quả” hơn 1,66 triệu USD. “Tôi nhận thấy còn nhiều yếu tố chưa thể làm rõ, đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung” – ông Triển nói.

Cũng là những câu hỏi hướng về phía cơ quan công tố, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt câu hỏi: “Ai là người đại diện cho Vinalines đứng ra đàm phán với Cty AP trong khoản tiền “lại quả” hơn 1,66 triệu USD?”

Trước khi Tòa nghị án, chủ tọa đã gọi tên vị đại diện Vinalines nhằm làm rõ thêm quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự trong vụ án, song, vị này đã vắng mặt.

Dương Chí Dũng: 'Tòa bảo tôi chết thì tôi phải chết'

Trong phần tự bào chữa, bị cáo Dương Chí Dũng thảm thiết: “Tòa bảo tôi chết thì tôi phải chết, chứ tôi không nhận hối lộ, không tham ô thì tôi làm sao có thể nhận được”. Và trong lời nói sau cùng, bị cáo Dũng tỏ ra rất hối hận về những chuyện đã qua, đồng thời có lời xin lỗi nhân dân cũng như các ban ngành. “Bị cáo không vì động cơ cá nhân, chỉ là quá nhiệt huyết, năng nổ với nghề”. Và trong lúc cao hứng, ông Dũng muốn đọc bài thơ tự sáng tác trong quá trình bị giam giữ, nhưng bị chủ tọa phiên tòa yêu cầu dừng.

Xem thêm:

Xử Dương Chí Dũng: LS bảo 'vô tội', Tòa ngắt lời bào chữa

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.