Chuyện bầm dập của một doanh nhân - Kỳ cuối

Chuyện bầm dập của một doanh nhân - Kỳ cuối
TP - Phiên tòa ngày 14-9-2007 tại Tòa án ND tỉnh Hà Giang. Một vị thẩm phán đã minh chứng sự quả cảm bởi ông đã quyết định nhận xét xử sơ thẩm công khai vụ án hành chính thụ lý số 01/2007/ TLST- HC ngày 23 tháng 7 năm 2007. ư

>> Kỳ III: Chiều muộn với ông chủ tịch tỉnh

Bên khởi kiện là Công ty TNHH Sông Lô. Người bị kiện là UBND tỉnh Hà Giang.

Chuyện bầm dập của một doanh nhân - Kỳ cuối ảnh 1
Vỉa quặng sắt Tây Bá. Ảnh: X.B

Ông thẩm phán vùng cao

Năm 2002, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định 2309/ QĐUB phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác tuyển luyện quặng sắt của Cty Sông Lô (CTSL). Cty đã đầu tư vốn, nhân lực, máy móc để thực hiện dự án. Trong khi đang thực hiện thì, ngày 27-4-2006, UBND tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 1058/QĐUB hủy bỏ Quyết định 2309 nêu trên.

Quyết định đó thực sự là một thảm họa vì ngần ấy năm CTSL đã đầu tư nhiều tỷ đồng công sức để thi công dự án. CTSL đã nhiều lần tìm nhiều cách thương lượng, gặp gỡ, khiếu nại trước một quy định trái pháp luật nhưng vẫn không được giải quyết nên đã quyết định khởi kiện ra tòa!

Bên kiện là một công ty đóng trên địa bàn tỉnh Hà Giang lại trực thuộc UBND tỉnh. Bên bị kiện lại là UBND tỉnh.  Người xử kiện lại là Tòa án Nhân dân Hà Giang. Nếu phiên tòa ấy do một cấp nào ngoài tòa Hà Giang thụ lý và thực hiện việc xét xử thì lại đi một nhẽ.

Nhưng sự thực diễn ra không hẳn như chúng tôi lo ngại.

Thử lẩy ra ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát ND tỉnh Hà Giang.

Quyết định 585/QĐ -UBND của UBND tỉnh Hà Giang đã vượt quá thẩm quyền, vi phạm các Điều 17 và 127 của Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và UBND nên Quyết định 585/ QĐUBND là trái pháp luật và đề nghị hội đồng xét xử hủy bỏ quyết định 585/ QĐ UBND nói trên...

Và đến buổi chiều ngày 14-9-2007 không gian phòng xét xử Tòa án Hà Giang vang lên âm sắc dõng dạc của ông Thẩm phán kiêm chủ tọa phiên tòa.

Nhân danh nước CHXHCN Việt Nam... Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang... Quyết định hủy bỏ toàn bộ Quyết định số 585/QĐ UBND ngày 05-3-2007 của UBND tỉnh Hà Giang về việc hủy bỏ Quyết định số 2309/ QĐ- UB ngày 29-8-2002 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác tuyển luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô...

Với ông thẩm phán này, chúng tôi nhớ đã gặp ông tại ngôi nhà giản dị mà vợ chồng ông mới cất. Người tầm thước. Tuổi chưa đến năm mươi. Vẻ mặt lành lành kiêm nụ cười có vẻ hơi bẽn lẽn khiến khó ai đó nghĩ rằng con người này từng bao phen nhân danh công lý. Ông nói ông nhớ vụ này lâu bởi nhiều thứ. Mà lâu quên nhất là ngày 12 tháng 9 là ngày truyền thống của ngành tòa án. Ngày 13 tháng 9, ông đứng xử vụ này...

Qua câu chuyện có vẻ như chưa mấy cởi mở, chúng tôi được biết thêm bạn bè đồng nghiệp của ông không ít người từng bị đe dọa những điện thoại những nhắn tin khi xử những phiên tòa hình sự thông thường thậm chí còn bị đầu gấu dọa nạt nhưng anh em vẫn vững cả. Nhưng chúng tôi cũng được tường thêm, những vụ như ngày 14-9-2007 Hà Giang là hiếm.  Đến nay chưa có sự phản ứng nào...

Có vẻ như ông muốn theo cái nghề mà người ta nói càng thất nghiệp thì càng tốt này? Bằng cớ là đang theo học đại học một ngành kinh tế, ông chuyển sang học trường Luật. Năm 1994, ông bắt đầu hành nghề thẩm phán.

Ông rất kiệm lời thậm chí dè dặt khi chia sẻ với chúng tôi về vụ xử năm ấy. Tuy ông không bộc bạch hết nhưng chúng tôi hiểu ông đã phải cân nhắc phân vân như thế nào khi quyết định xuất hiện  tại phiên tòa với tư cách thẩm phán.

Chúng tôi biết thêm nếu ông từ chối phiên này cũng được nhưng ông không làm thế. Tuy ông nói rằng vụ việc cũng đơn giản thôi nhưng chúng tôi hiểu để phát lên điều đơn giản trong phiên tòa quả chẳng đơn giản chút nào. Ông cười điều đơn giản ấy là chỉ có sự thật mới bảo vệ được mình.

Trước khi chia tay ông thẩm phán, tôi nhớ thêm chi tiết cái vật mà ông thường ngước lên nhiều lần trong câu chuyện bất đắc dĩ ấy là ảnh chụp những thành viên trong một gia đình êm ấm vợ con ông cùng các cháu của ông. Có vẻ như những tấm ảnh ấy nói lên nhiều thông điệp với ông trong một bối cảnh không mấy dễ dàng này?

Và có chút chi níu kéo do dự khi tôi xin lỗi đành khất bạn đọc để một dịp khác sẽ công bố tên thật của ông?

Chuyện bầm dập của một doanh nhân - Kỳ cuối ảnh 2
Ông Lê Văn Cuông. Ảnh: T.L

Ông Lê Văn Cuông là ai?

Thời gian công bố kết quả bầu cử QH khóa XI, trong danh sách ĐBQH trúng cử,  thoáng thấy tên ông Lê Văn Cuông. Phân vân không biết có phải ông Lê Văn Cuông mà mình đã từng gặp? Sau hỏi lại thì đúng vậy.

Tôi biết ông tân nghị sĩ này vào mùa hè năm 1978 khi vô Thanh dự một hội nghị về phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Người ta giới thiệu tôi đến nhà máy cơ khí Thanh Hóa thời điểm ấy là cái nôi sáng kiến. Khi đó kỹ sư Lê Văn Cuông mới nhận bằng kỹ sư ở Tiệp Khắc về là trưởng ban khoa học kỹ thuật của nhà máy.

ĐBQH Lê Văn Cuông cho rằng sự việc trên liên quan đến Cty TNHH Sông Lô, dù đã được dư luận quan tâm, phản ánh, nhưng vẫn chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Ông cũng đề nghị các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (trong đó có vai trò của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) cần quan tâm tập trung xem xét, giải quyết dứt điểm.

Anh kỹ sư trẻ nhiệt tình giới thiệu  phong trào sáng kiến kỹ thuật của lớp kỹ sư thợ trẻ nhà máy làm lợi cho nhà máy nhiều triệu đồng. Làm việc xong thì đã trưa trật, anh rủ tôi ra cửa hàng mậu dịch ăn uống thị xã (khi ấy Thanh Hóa chưa lên cấp thành phố ) gần đó mua hai bát mỳ sợi chiêu đãi tôi. Tác phong lanh lẹ chất phác thật thà khiến những người gặp anh chắc nhớ lâu! Thế mà vèo đi nhiều năm, tôi mới gặp lại người kỹ sư trẻ năm ấy ở những kỳ họp QH gần đây.

Cánh báo chí quý ông, thường quây lấy ông trong các phiên giải lao của nhiều kỳ họp QH có lẽ ông hay phát biểu? Ông đã ở hai khóa QH. QH khóa XII, ông trúng cử với số phiếu khá cao...  Nhưng có vẻ như khóa đầu tham gia QH (khóa XI ) ông chưa có nhiều kinh nghiệm  mặc dù, trước khi trở thành ĐBQH, ông đã là ĐB  HĐND tỉnh.

Sang hoạt động khóa thứ hai, ông tự tin hơn. Trong quá trình làm ĐBQH làm quen với môi trường chất vấn, diễn đàn... rồi tham khảo học hỏi nhiều ĐB khác nên ông được cập nhật thông tin nhiều hơn, do đó cũng tự tin thêm lên.

Có nhiều bận ông đứng lâu lâu với anh em báo chí ở hành lang. Ông bộc bạch điều khổ tâm của mình rằng những bức xúc của dân nhiều lắm nhưng mình nói mình giải quyết chẳng được bao nhiêu.

Những câu chuyện giám sát của ông thì nhiều lắm. Chuyện này do người bạn của ông kể lại. Chiều muộn, tiếng vịt kêu càng cạc chừng như làm lối ngõ nhỏ vào nhà ông Cuông thêm rộn. Hàng xóm ông ngạc nhiên thấy một người đàn ông gầy gò đen đủi tay ôm chiếc bị trong đó có 2 con vịt đang gào váng lên. Về sau hỏi lại thì được biết đầu đuôi thế này.

Ông Nguyễn Văn Hưng quê ở Thiệu Hóa vào TNXP những năm chống Mỹ tham gia đảm bảo giao thông trong chiến trường. Vết thương do bom đạn thù ông mang trở về quê mỗi bận giở giời lại hành hạ ông đến khổ nhưng mấy lần đi giám định thương tật ông đều bị những ngáng trở, khó khăn. Có người bày cho ông là sắm một mớ tiền đi lo lót thì rất nhanh. Không có tiền để chạy.

Một lần coi ti vi chứng kiến một phiên chất vấn của QH, cử tri Hưng nghĩ hay là mình gặp vị đại biểu QH Lê Văn Cuông này thì may ra? Ông Hưng tìm. ĐBQH Lê Văn Cuông đã chuyển đơn của ông Hưng ra Bộ GTVT. Nhưng thư đi vẫn bặt vô âm tín!

Ông Cuông gửi thư trực tiếp cho Bộ trưởng Bộ GTVT. Ông Bộ trưởng chuyển thư của ông đến một vụ chức năng của Bộ.  Được tin báo, ông lần tiếp đến vụ đó. Vụ nói đã chuyển cho Sở Lao động Thanh Hóa. Ông lần tiếp nữa. Sở báo cho ông là đã chuyển vấn đề của ông Hưng về huyện.

May mắn một đồng chí lãnh đạo huyện lại là ĐBQH của địa phương nên vấn đề của ông Hưng đã được giải quyết. Tháng 7 năm 2009, ông Hưng hưởng chế độ thương binh. Cảm kích nhiệt tình của ông nghị quê nhà, ông Hưng ôm hai con vịt là thứ đáng giá nhất của nhà đem xuống thành phố Thanh Hóa làm quà.

Chuyện hy hữu đã xảy ra. ĐBQH chất vấn ĐBQH! Ông Hoàng Minh Nhất - Trưởng đoàn ĐBQH Hà Giang chất vấn ông Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Văn Cuông (ghi rõ trong văn bản). Một, ĐB Lê Văn Cuông lấy căn cứ ở đâu để khẳng định Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang 5 lần không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ? Hai, nếu không đủ căn cứ, đề nghị ĐB phải có trách nhiệm với ý kiến đã phát biểu của mình.

Thời gian ông Trưởng đoàn ĐB QH Hà Giang Nguyễn Minh Nhất chất vấn ông cũng là thời điểm ông đang vất vả với việc giám sát chương trình nước sinh hoạt tập trung (chương trình 134) cho huyện miền núi Ngọc Lặc. Trước đề nghị tha thiết hợp tình hợp lý của ông, Chủ tịch UBND tỉnh đã ủng hộ bằng việc tổ chức thanh tra để làm sáng tỏ vụ việc. Vậy mà ông vẫn dư thời giờ để trả lời chất vấn ấy bằng những thông tin, cứ liệu có nguồn gốc rõ ràng.

Nói dư bởi cung cách lập luận trình bày khá là thuyết phục theo phong cách của... ĐBQH Lê Văn Cuông! Tôi được biết ông đã gửi nội dung trả lời chất vấn bằng văn bản ấy đi rất nhiều nơi và đã đến được những nơi cần đến! Tôi cũng may mắn nhận được một văn bản do chính ông gửi cho.

Cũng xin nói ngay, qua ông, tôi được biết ông Cuông không nhận được đơn thư gì từ ông Lê Duy Hảo GĐ CTSL, lại càng không phải chỗ quen biết gì với ông Hảo!

ĐBQH Lê Văn Cuông cho rằng sự việc trên liên quan đến Cty TNHH Sông Lô, dù đã được dư luận quan tâm, phản ánh, nhưng vẫn chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Ông cũng đề nghị các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (trong đó có vai trò của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) cần quan tâm tập trung xem xét, giải quyết dứt điểm.

Tôi chợt nhớ ra ông vốn là người chu đáo cẩn thận. Lần đó gặp ông, tôi cảm động ngó lại bài viết của mình kèm ảnh cây sáng kiến Lê Văn Cuông chụp ngày ấy, tất thảy đã ố vàng được ông cẩn thận ép plastic.

MỚI - NÓNG